Công ty Tâm Đức tư vấn MIỄN PHÍ quy trình đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và trên cả nước.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chính là sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng có thẫm quyền về y tế với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Do đó, đối với các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất đang chế biến suất ăn sẵn tại Tp. Hồ Chí Minh và trên toàn cả nước phải bắt buộc đăng kí giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất của mình. Để đăng kí được giấy chứng này đòi hỏi quý doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây do Tâm Đức soạn ra bài viết dưới đây. Qúy doanh nghiệp cùng tìm hiểu với Tâm Đức nhé !
Để phục vụ cho việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở chế biến suất ăn sẵn phải đảm bảo các điều kiện an toàn sau:
1) Có đủ diện tích để bố trí các khu vực của dây chuyền sản xuất thực phẩm và thuận tiện cho việc vận chuyển thực phẩm;
2) Diện tích nhà xưởng, các khu vực phải phù hợp với công năng sản xuất thiết kế của cơ sở; Số lượng suất ăn trong thực tế phải phù hợp với công năng thiết kế dây chuyền chế biến.
3) Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm;
4) Khu vực sản xuất không bị ngập nước, đọng nước;
5) Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;
6) Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.
7) Bố trí quy trình sản xuất thực phẩm theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
8) Các khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến; khu vực đóng gói sản phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, phế thải phải được phân luồng riêng;
9) Có đủ giá, kệ bảo quản làm bằng các vật liệu chắc chắn, hợp vệ sinh để chứa nguyên liệu, sản phẩm. Thực phẩm phải được bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 20cm, cách tường tối thiểu 30cm và cách trần tối thiểu 50cm.
10) Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng theo quy định;
11) Bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; không thôi nhiễm các chất độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm; không bị ô nhiễm bởi các tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng theo quy định.
12) Cơ sở phải có sổ sách ghi chép, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm để sản xuất và thực phẩm kinh doanh tại cơ sở.
Suất ăn sẵn
13) Có đầy đủ sổ 3 bước, có đủ dụng cụ lưu mẫu, tủ bảo quản mẫu lưu.
14) Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm tạo ra bề mặt nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa, tẩy trùng và dễ lau chùi, khử trùng;
15) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo bảo đảm an toàn; được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm thực phẩm; phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Đối với trang thiết bị, dụng cụ sản xuất cơ động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và dễ làm vệ sinh
16) Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh; cống rãnh thoát nước thải phải được che kín và vệ sinh khai thông thường xuyên;
17) Trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;
18) Nền nhà phẳng, nhẵn, chịu tải trọng, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước và dễ làm vệ sinh;
19) Cửa ra vào, cửa sổ bằng vật liệu chắc chắn, nhẵn, ít thấm nước, kín, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh, bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập.
20) Cầu thang, bậc thềm và các kệ làm bằng các vật liệu bền, không trơn, dễ làm vệ sinh và bố trí ở vị trí thích hợp.
21) Hướng của hệ thống thông gió phải bảo đảm gió không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch.
22) Các bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ và bảo đảm các mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.
23) Nước đá sử dụng trong ăn uống, Nước sử dụng để sản xuất thực phẩm phù hợp với QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống;
24) Có đủ nước để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở phù hợp với QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt;
25) Các nguồn nước trên phải được kiểm tra chất lượng, vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần theo quy định.
26) Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy.
27) Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực sản xuất thực phẩm.
28) Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất;
29) Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc.
30) Có đủ các thiết bị rửa tay, khử trùng tay, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hay máy sấy khô tay, ủng, giầy, dép trước khi vào khu vực sản xuất thực phẩm.
31) Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.
32) Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ.
Quy trình dịch vụ tư vấn Tâm Đức hỗ trợ Doanh nghiệp
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: