Các thực phẩm sau khi sản xuất thành sản phẩm thuộc lĩnh vực Công Thương sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương quy định. Giấy chứng nhận này bắt buộc mọi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải đăng kí để chứng minh an toàn vệ sinh và chất lượng của sản phẩm của mình.
Vệ sinh thực phẩm là vấn đề đang rất được xã hội quan tâm. Bởi lẽ chưa khi nào mà vấn nạn thực phẩm bẩn lại tràn lan như hiện nay. Để xác minh thực phẩm sạch an toàn cần có 1 loại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Và quy trình để cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết Tâm Đức dưới đây.
Quy trình cấp chứng nhận Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Công thương
Theo hướng dẫn của Thông tư 43/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương của các cơ quan được phân công như sau:
- Doanh nghiệp nộp lên cơ quan có thẩm quyền bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:
+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BCT.
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BCT;
+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh hợp lệ
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận của cơ sở theo quy định; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ; thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sở không tính trong thời gian thẩm định hồ sơ.
- Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.
- Đoàn thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm.
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định “Đạt”, Cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
*Công ty Tâm Đức hỗ trợ đến tư vấn tận nơi, giao nhận hồ sơ giấy tờ, giấy phép miễn phí nếu Quý khách hàng không thể sắp xếp thời gian đến trụ sở công ty.
Thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm lĩnh vực Công thương
Quy trình đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm lĩnh vực Công thương
Mọi thắc mắc về vấn đề thủ tục, hồ sơ, quy trình đăng ký Công bố sản phẩm thực phẩm ( Công bố sản phẩm/ Tự công bố sản phẩm) đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi (028) 665 65 067 hoặc Hotline: 0983.643.111 – 0933.643.111 để được tư vấn miễn phí về quy định, thủ tục và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: