Công ty Tâm Đức tư vấn MIỄN PHÍ quy trình cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại hình thuộc lĩnh vực Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Ban quản lý An toàn thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh cấp
Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ là trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
I. DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM & NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Ngũ cốc: Ngũ cốc đã sơ chế, chế biến (xay xát, cắt, tách vỏ, tách cám, dạng mảnh, nảy mầm, xử lý nhiệt,…) Trừ các sản phẩm dạng bột, tinh bột và chế biến từ bột, tinh bột.
2. Thịt và các sản phẩm từ thịt
- Thịt dạng tươi, ướp đá, giữ mát, đông lạnh (nguyên con, pha lọc, cắt lát, mảnh, xay, viên,…)
- Phụ phẩm ăn được của gia súc, gia cầm (nội tạng, xương, chân, cổ, cánh, mỡ, máu,…)
- Sản phẩm chế biến từ thịt và phụ phẩm ăn của gia súc, gia cầm (khô, hun khói, đồ hộp, xử lý nhiệt,ướp muối, collagen, gelatin…)
- Sản phẩm phối chế có chứa thịt (giò, chả, nem, lạp sườn, salami, xúc xích, Jăm bông, Pa tê, thịt bao bột, tẩm bột, tẩm bột, ngâm dầu, súp, nước ép, nước chiết,…)
3. Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư)
- Thủy sản sống, tươi, ướp đá, bảo quản lạnh (dạng nguyên con, sơ chế, fillet, xay, viên, cắt lát, bóc vỏ, cán mỏng,…)
- Phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (da, vây, bóng, mỡ, gan, trứng,… của các loài thủy sản)
- Sản phẩm chế biến từ thủy sản và các phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (lên men, dạng mắm, gia nhiệt, xông khói, khô, ướp muối, ngâm nước muối, bao bột, ngâm dầu, dịch chiết, nước ép,gelatin,collagen… kể cả có sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến)
- Mỡ và dầu có nguồn gốc từ thủy sản được tinh chế hoặc chưa tinh chế dùng làm thực phẩm.
- Sản phẩm thủy sản phối trộn với bột, tinh bột, bao bột, sữa chế biến, dầu thực vật (bao gồm cả phồng tôm, cá, mực,…)
- Rong biển, tảo và các sản phẩm sản xuất từ rong biển, tảo dùng làm thực phẩm
4. Rau, củ , quả và sản phẩm rau, củ, quả
- Rau, củ, quả tươi và sơ chế (cắt mảnh, tách vỏ, tách hạt, tách múi, xay,…)
- Rau, củ, quả chế biến (lên men, làm khô, xử lý nhiệt, dạng bột, đóng hộp, tẩm bột, ngâm dấm, ngâm dầu, ngâm đường, bao bột, dịch chiết, nước ép,...)
5. Trứng và các sản phẩm từ trứng
- Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư
- Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư đã sơ chế, chế biến (bóc vỏ, đóng bánh, đông lạnh, nghiền bột, xử lý nhiệt, muối, ngâm ướp thảo dược,…)
- Các loại thực phẩm phối chế có chứa trứng, bột trứng.
6. Sữa tươi nguyên liệu
7. Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
- Mật ong nguyên chất, cô đặc, pha loãng
- Sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa có lẫn hoặc không có mật ong.
- Các sản phẩm có chứa mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa.
8. Thực phẩm biến đổi gen
9. Muối:
Muối biển, muối mỏ, Muối tinh chế, chế biến, phối trộn với các thành phần khác ( Muối tiêu, muối ớt…)
10. Gia vị
- Gia vị đơn chất, hỗn hợp, gia vị có nguồn gốc động vật, thực vật (bột hương liệu từ thịt, xương, dạng bột, dịch chiết, mù tạt,…)
- Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt
- Tương, nước chấm
- Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền.
11. Đường
- Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn.
- Đường khác (kể cả đường lactoza, mantoza, glucoza và fructoza, tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn; xirô đường chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu; mật ong nhân tạo đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên; đường caramen.
- Mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường.
12. Chè
- Chè tươi, chế biến đã hoặc chưa pha hương liệu
- Các sản phẩm trà từ thực vật khác.
13. Cà phê
- Cà phê hạt tươi, khô, chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê.
- Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó; dạng bột chiết có hoặc không có đường, sữa, kem để pha uống liền, các sản phẩm chế biến có chứa cà phê.
14. Ca cao
- Hạt ca cao tươi, khô, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang; Vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác; Bột ca cao nhão, đã hoặc chưa khử chất béo, Bơ ca cao, mỡ và dầu ca cao; Bột ca cao, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác.
- Các chế phẩm từ ca cao dạng bột đã rang xay, không rang xay, dạng đặc, lỏng, bột uống liền có hoặc không có đường, sữa, kem, chế phẩm khác có chứa ca cao.
15. Hạt tiêu
- Hạt tiêu (chi Piper) khô, tươi, hạt tiêu xay, nghiền.
- Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền.
16. Điều: Hạt điều, Các sản phẩm chế biến từ hạt điều (Trừ bánh, mứt, kẹo có chứa hạt điều do Bộ Công Thương quản lý)
17. Nông sản thực phẩm khác
- Các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,…) đã hoặc chưa chế biến.
- Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm khác dạng nguyên bản hoặc đã sơ chế, chế biến (măng, mộc nhĩ, nấm; sản phẩm từ đậu nành ngoại trừ dầu; vỏ, rễ, lá, thân, hoa ăn được của một số loại cây,…)
- Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến.
- Sản phẩm nguồn gốc từ côn trùng dùng làm thực phẩm (châu chấu, dế, nhộng tằm, …)
18. Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
19. Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
II. THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, CẤP GCN vệ sinh An toàn thực phẩm THUỘC LĨNH VỰC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
Ban quản lý An toàn thực phẩm Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT (Lĩnh vực Nông nghiệp) kể cả giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật tại các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh vận chuyển ra khỏi địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm lĩnh vực Nông nghiệp
III. ĐIỀU KIỆN CHUNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỘC THẨM QUYỀN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
1. Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
2. Không bị ngập nước, đọng nước.
3. Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
4. Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
5. Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu thực phẩm kinh doanh.
6. Kết cấu nhà cửa các khu vực vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh thực phẩm; xây dựng bằng vật liệu phù hợp, bảo đảm vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.
7. Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
8. Trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.
9. Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
10. Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn.
11. Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.
12. Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
13. Khu vực vệ sinh của cơ sở phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm; có đủ nước sạch phù hợp với QCVN 02:2009/BYT về nước sạch, dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn.
14. Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.
15. Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.
16. Đủ trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm).
17. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.
18. Chủ cơ sở hoặc người quản lý có tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khoẻ.
IV. QUY TRÌNH TƯ VẤN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM
Quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm lĩnh vực Nông nghiệp
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: