Quy Quy trình đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
3. Ủy ban nhân dân Quận/Huyện (Phòng Y Tế | Phòng Kinh tế quận/huyện)
Ủy ban nhân dân Quận/Huyện chịu trách nhiệm quản lý và cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm cho các cơ sở, hộ kinh doanh sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn Quận.
4. Sở công thương tỉnh/thành phố đối với các tỉnh thành (trừ Hồ Chí Minh & Đà Nẵng)
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại sở Công thương gồm:
- Rượu, bia, nước giải khát...
- Sữa chế biến,
- Dầu thực vật
- Bánh, kẹo
- Bột và tinh bột
5. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh/ thành phố đối với các tỉnh thành (trừ Hồ Chí Minh & Đà Nẵng).
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sở Nông nghiệp gồm:
- Thịt và các sản phẩm từ thịt.
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản.
- Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả.
- Trứng và các sản phẩm từ trứng.
- Sữa tươi nguyên liệu.
- Mật ong và các sản phẩm từ mật ong.
- Thực phẩm biến đổi gen.
- Muối, gia vị, đường.
- Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều và các nông sản thực phẩm.
Ngoài ra, đối với các loại hình thuộc lĩnh vực nông nghiệp, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn còn phân cấp cho hệ thống các chi cục quản lý như:
+ Chi cục bảo vệ thực vật
+ Chi cục chăn nuôi & thú y
+ Chi cục nông lâm, thủy, hải sản
6. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản xuất khẩu phải đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.