1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh được hiểu như thế nào?
Đây là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh, sản xuất sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.
Loại giấy này chứng nhận cho một cơ sở nào đó có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh hay không. Đây là điều kiện cần có để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, và cơ sở sản xuất thực phẩm cam kết cung cấp sản phẩm thực phẩm vệ sinh, an toàn đến tay người tiêu dùng.
2. Hộ kinh doanh cá thể gồm các mặt ngành nghề thực phẩm như:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm;
- Cửa hàng, quán ăn kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Quán cafe, nước giải khát;
- Các hệ thống cửa hàng tiện lợi, bán thức ăn nhanh;
- Các dịch vụ thực phẩm liên quan khác….
Hiện nay tùy địa phương sẽ có quy định tương đối khác nhau do quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất giữa các cơ quan quản lý. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh thuộc 2 cơ quan là:
- Tùy theo lĩnh vực mà sẽ do Sở Y tế, Sở Công Thương hoặc Sở Nông nghiệp tỉnh, thành phố cấp giấy phép;
- Phòng y tế Quận Huyện nơi cơ sở đóng trụ sở chính
=> Tùy tình hình và khả năng quản lý của địa phương khác nhau mà điều chỉnh cơ quan cấp phép đối với giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh.
Riêng tại Hồ Chí Minh giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh sẽ do Ban Quản lý an toàn thực phẩm cấp.
4. Thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hay còn gọi là giấy phép Hộ Kinh Doanh
- Đơn đề nghị đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh (theo mẫu quy định)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
- Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở (áp dụng với lĩnh vực Nông nghiệp)
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng chi tiết bố trí sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh (áp dụng với lĩnh vực Nông nghiệp).
5. Quy trình đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh
+ Tư vấn miễn phí và hướng dẫn khách hàng đăng ký giấy phép hộ kinh doanh tại Uỷ Ban Nhân Dân Quận/Huyện.
+ Tư vấn đầy đủ về ngành nghề kinh doanh, sản xuất đúng với mô hình kinh doanh của khách hàng, đảm bảo ngành nghề phải được hoạt động tại trụ sở.
+ TÂM ĐỨC đại diện khách hàng đăng ký hồ sơ tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và nộp hồ sơ tại Ban Quản lý an toàn thực phẩm, cung cấp cho khách hàng tài liệu về kiến thức an toàn thực phẩm, hỗ trợ khách hàng đăng ký thi, hướng dẫn khách hàng về cách thức dự thi, địa điểm và thời gian dự thi.
+ Tư vấn cho khách hàng khám sức khỏe đúng theo thông tư quy định nhà nước ban hành, hướng dẫn khám sức khỏe tại các bệnh viện Quận được Sở Y Tế công nhận. Tư vấn loại hình khám sức khỏe, khám đầy đủ theo yêu cầu.
+ Khảo sát tại cơ sở xin giấy phép an toàn thực phẩm, tư vấn khu vực sản xuất, chế biến theo nguyên tắc một chiều, tư vấn bảo quản thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm đúng theo quy chuẩn, khắc phục và hoàn thiện cơ sở để tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Soạn thảo hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gửi cho khách hàng ký tên, đóng dấu.
+ Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để xuất trình cho đoàn thẩm định, hướng dẫn khách hàng tiếp đoàn thẩm định để có kết quả ĐẠT.
+ Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan, theo dõi hồ sơ cho đến khi có lịch thẩm định tại cơ sở, thông báo đến cho khách hàng.
+ TÂM ĐỨC tiếp tục theo dõi hồ sơ tại cơ quan cho đến khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và giao tận nơi cho khách hàng.