Sữa đậu nành là một trong những thức uống khá phổ biến làm từ đậu tương có vị mát, hơi ngậy, có thể thêm chút đường. Nó rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Thành phần sữa đậu nành có nhiều điểm tương đồng với sữa bò. Do đó, sữa đậu nành có thể thay thế sữa bò trong hầu hết các công thức nấu ăn.
Sữa đậu nành được coi như là một loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người. Sữa đặc biết rất tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não của trẻ em. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.
Sữa đậu nành và sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên dùng sữa đậu nành đề phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega3, omega6 rất tốt.
Bởi những chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành có quá nhiều và rất tốt cho sức khỏe con người nên nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu và sản xuất trong nước rất đa dạng với nhiều thương hiệu khác nhau. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, Bộ Y tế đã yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất sữa đậu nành phải kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm sữa đậu nành và để làm hồ sơ công bố theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
Vậy sản phẩm sữa đậu nành cần kiểm tra những chỉ tiêu chất lượng nào để đạt an toàn vệ sinh thực phẩm và công bố tiêu chuẩn sản phẩm sữa đậu nành để đưa ra sản phẩm ra thị trường. Câu trả lời của Tâm Đức dưới đây hi vọng doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng các chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp cho sản phẩm của mình.
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm được căn cứ dựa vào các văn bản pháp luật sau:
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia 6-2:2010/BYT đối với các sản phẩm không cồn.
- QCVN 8-1:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn độc tố vi nấm trong thực phẩm.
- QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn kim loại nặng trong thực phẩm.
1. Đối với các chỉ tiêu cảm quan
- Màu sắc, trạng thái, màu, vị.
2. Đối với các chỉ tiêu hóa lý
- Hàm lượng đạm
- Hàm lượng chất béo
- Hàm lượng Carbohydrate
- Hàm lượng Natri
3. Đối với các chỉ tiêu vi sinh vật
- Tổng số vi sinh vật hiếu khí
- Coliforms
- E.coli
- S.aureus
- Streptococci faecal
- P.aeruginosa
- Tổng số bào tố nấm mốc – men
- Cl. Perfringens
4. Đối với hàm lượng kim loại nặng
- Hàm lượng chì (Pb)
5. Đối với hàm lượng độc tố vi nấm không mong muốn
- Aflatoxin B1
- Aflatoxin tổng số
- Ochratoxin A
Ngoài ra, hàm lượng hóa chất không mong muốn (hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất khác): theo các quy định hiện hành.
Tùy vào từng sản phẩm và mục đích kiểm nghiệm (Công bố chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng định kỳ) mà dịch vụ Tâm Đức với kinh nghiệm trên 10 năm, đội ngũ nhân viên kỹ thuật có chuyên môn cao, Tâm Đức sẽ giúp quý doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc lên chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm sữa đậu nành nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn phù hợp với quy định của Bộ Y tế cho doanh nghiệp.
Để được tư vấn MIỄN PHÍ về xét nghiệm sản phẩm sữa đậu nành cũng như cách xét nghiệm tiết kiệm chi phí và thời gian, hãy gọi ngay cho chúng tôi: (028) 665 65 067 hoặc Hotline: 0983.643.111 – 0933.643.111 hoặc email: [email protected] để được tư vấn MIỄN PHÍ về các chỉ tiêu phù hợp nhất làm bật được đặc tính sản phẩm của bạn và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
"Tâm Đức đồng hành cùng an toàn thực phẩm"
Chi tiết vui lòng liên hệ: