Tâm Đức là đơn vị chuyên tư vấn về đăng ký An toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy sản khô như Cá khô. Chúng tôi tư vấn các thủ tục đăng ký An toàn vệ sinh thực phẩm và soạn thảo hồ sơ đăng ký, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân Quận/Huyện cấp.
Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản và sản phẩm thủy sản có Giấy đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân quận - huyện cấp thì Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ do Ủy ban nhân dân quận - huyện kiểm tra, đánh giá cơ sở và cấp giấy chứng nhận.
Công ty Tâm Đức hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy trình Vệ sinh an toàn thực phẩm một chiều, chống nhiễm chéo trong thực phẩm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thủy sản khô theo Qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân quận - huyện.
A. THÀNH PHẦN HỒ SƠ, BAO GỒM:
Thông tư số 38/2018/TT-BNTPTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản sao đối chiếu bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp quận - huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm - bản chính (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm).
B. ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỦY SẢN PHẢI ĐÁP ỨNG THÊM CÁC YÊU CẦU SAU:
I. Nhà xưởng
Nhà xưởng của cơ sở chế biến thuỷ sản khô phải có 2 khu vực cách biệt nhau là khu vực ướt và khu vực khô.
1. Khu vực ướt
a. Phải có mặt bằng đủ rộng, thoáng, sạch; có tường bao xung quanh để ngăn cách với bên ngoài, ngăn chặn được các tác nhân gây ô nhiễm như: bụi, mùi hôi, động vật gây hại; dễ làm vệ sinh và khử trùng.
b. Kết cấu, vật liệu nhà xưởng:
- Phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với quy trình chế biến thủy sản khô, vật liệu làm nhà xưởng phải không độc;
- Mái nhà phải chắc chắn, ngăn chặn được nước mưa, bụi bẩn từ trên rơi xuống;
- Nền nhà xưởng phải làm từ vật liệu cứng, bền, không độc, không ngấm nước, không đọng nước, không trơn và có rãnh thoát nước tốt;
- Bề mặt tường làm bằng vật liệu bền, không ngấm nước và có màu sáng. Tường phải nhẵn, không có vết nứt, dễ làm vệ sinh và bảo trì tốt;
- Trần nhà phải có màu sáng, dễ làm vệ sinh.
c. Khu ướp muối và tẩm gia vị phải đủ rộng, thoáng; nền được làm bằng vật liệu bền, cứng và không độc, không ngấm nước, có độ nghiêng hợp lý, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh, được thiết kế ngăn chặn tạp chất, bụi bẩn và côn trùng xâm nhập.
d. Khu xử lý nhiệt (luộc, chần, hấp, nướng, sấy…) phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt, thoát ẩm và thoát mùi nhanh, dễ làm sạch và khử trùng.
2. Khu vực khô
a. Khu vực trung gian xử lý bán thành phẩm
- Có mặt bằng đủ rộng, thoáng, có mái che chắc chắn;
- Có hệ thống làm khô để xử lý sản phẩm khi cần thiết.
b. Khu vực phơi và sân phơi
- Có mặt bằng đủ rộng, thoáng gió; không đọng nước; cách xa đường giao thông, xa mặt nước rộng: ao, hồ; không có bụi khói, khí thải hoặc nguồn ô nhiễm khác;
- Mặt sân phơi phải được làm bằng vật liệu bền, cứng, không độc, có độ nghiêng hợp lý để dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.
II. Thiết bị, dụng cụ
1. Thiết bị, dụng cụ khu vực ướt
a. Thiết bị, dụng cụ để ướp muối, tẩm gia vị, sản phẩm phải làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không ăn mòn, được phép dùng trong thực phẩm. Có kết cấu đảm bảo thao tác thuận tiện, có nắp để chống côn trùng và dễ làm vệ sinh.
b. Thiết bị, dụng cụ để luộc, chần, hấp, sấy, nướng phải làm bằng vật liệu không độc, không gỉ, không bị ăn mòn. Các khay, giá, vỉ đựng sản phẩm phải làm bằng vật liệu không gỉ, có kết cấu dễ làm sạch và khử trùng.
2. Thiết bị, dụng cụ khu vực khô
a. Giàn phơi phải có kết cấu chắc chắn, bề mặt tiếp xúc với sản phẩm được làm bằng vật liệu không gây độc, đảm bảo thoáng, thoát ẩm nhanh. Được phép dùng các loại vật liệu như: tre, gỗ, lưới nilon để làm giàn phơi. Giàn phơi phải đặt cách mặt sân ít nhất 0,5 m.
b. Các loại thiết bị cán, ép, sấy, nướng phải được vệ sinh sạch sẽ ngay sau mỗi ca sản xuất và được bảo trì định kỳ. Giàn phơi phải được giữ gìn sạch sẽ, khi không sử dụng phải được cất giữ ở nơi khô ráo hợp vệ sinh.
III. Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
- Cơ sở phải có hệ thống kiểm soát chất lượng phù hợp với qui mô, loại hình sản xuất và sản phẩm của cơ sở.
- Phải kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu cảm quan, hóa lý, vi sinh bắt buộc đối với sản phẩm thuỷ sản khô theo quy định hiện hành.
IV. Vệ sinh cá nhân
a. Người làm việc tại khu vực ướt phải theo đúng những qui định trong điều 2.1.14 của QCVN 02 -01: 2009/BNNPTNT.
b. Người làm việc tại khu vực khô phải mặc quần áo bảo hộ lao động sáng màu, đội mũ bảo hộ che kín tóc, phải đeo găng tay khi thao tác với bán thành phẩm và thành phẩm, phải đeo khẩu trang khi làm việc ở phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm và phòng bao gói.
V. Bao gói, bảo quản và vận chuyển
1. Bao gói
a. Việc bao gói thuỷ sản khô phải được tiến hành ở khu vực khô ráo, thoáng, hợp vệ sinh.
b. Vật liệu bao gói thuỷ sản khô phải được bảo quản ở nơi riêng biệt, kín, khô ráo, chống được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
c. Vật liệu bao gói thuỷ sản khô phải có độ bền chắc, có bề mặt nhẵn, không thấm nước phù hợp với từng loại sản phẩm.
d. Vật liệu bao gói thuỷ sản khô không được ảnh hưởng đến đặc tính cảm quan và không là nguồn gây nhiễm cho sản phẩm.
2. Bảo quản và vận chuyển
a. Sản phẩm thuỷ sản khô phải được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh. Không được bảo quản hoặc vận chuyển sản phẩm thuỷ sản khô cùng với các loại sản phẩm khác. Phương tiện vận chuyển phải sạch, bề mặt phương tiện tiếp xúc sản phẩm phải khô, hợp vệ sinh, có thiết bị che mưa, nắng.
b. Kho bảo quản thuỷ sản khô phải sạch sẽ, thoáng mát; có đủ giá, bục để kê xếp sản phẩm, ngăn chặn được chuột, côn trùng xâm nhập. Nhiệt độ kho bảo quản phù hợp với từng loại sản phẩm.
C. QUY TRÌNH TƯ VẤN ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI TÂM ĐỨC
- Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng.
- Khảo sát cơ sở, vẽ sơ đồ mặt bằng, qui trình sản xuất, kinh doanh.
- Tư vấn, hướng dẫn cách bố trí cơ sở theo nguyên tắc 1 chiều, phù hợp quy định Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản.
- Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện, nội dung cần chuẩn bị cho việc kiểm tra, thẩm định của cơ quan quản lý.
- Tư vấn tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Hỗ trợ đăng ký tập huấn, lấy giấy xác nhận tập huấn kiến thức về An toàn thực phẩm.
- Lập hồ sơ và đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cơ quan Quản lý (Ủy ban nhân dân quận - huyện).
- Kiểm tra thực tế doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp khắc phục các mặt tồn tại đã hướng dẫn.
- Kiểm tra thực tế cơ sở trước khi đoàn thẩm định đến kiểm tra. Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp khắc phục các mặt tồn tại (nếu có).
- Đại diện Doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan chức năng và gửi lại cho doanh nghiệp.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ:
Tag:
Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất bánh ngọt |
cơ sở sản xuất bánh mì |
thực phẩm đã qua chiếu xạ | đ
iều kiện cấp giấy chứng nhận của Bộ Y Tế