Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế, Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và chủ cơ sở dịch vụ ăn uống phải cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý tương ứng.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể:
1. Chủ cơ sở và người trực tiếp cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng theo quy định tại điều 4, điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế.
2. Trước khi tổ chức hoạt động và định kỳ 3 năm, chủ cơ sở dịch vụ ăn uống phải cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý tương ứng quy định tại Điều 8 theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Về phân cấp quản lý tại Thành phố Hồ Chí Minh:
1. Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh quản lý cơ sở có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ.
2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50 - 200 suất ăn/lần phục vụ.
3. Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố.
Tần xuất kiểm tra:
1. Cơ quan quản lý theo phân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ không quá 04 lần/năm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp tiến hành kiểm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm có liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo yêu cầu thực tế và theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: