Hotline:
       0933.643.111

Phân cấp quản lý cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm

08/05/2018    2.517    4.4/5 trong 44 lượt 
Phân cấp quản lý cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc các bộ nghành được phân cấp quản lý và cấp giấy chứng nhận như thế nào?

Ngày nay, trên thị trường thực phẩm rất đa dạng và phong phú được chia làm nhiều loại và áp dụng cho nhiều hình thức kinh doanh khác nhau như dịch vụ ăn uống và cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm… và thuộc các lĩnh vực như Y tế, Công thương, Nông nghiệp. Tuy khác nhau về các hình thức nhưng các doanh nghiệp đều bắt buộc phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm của mình. Mặc khác, tùy vào mỗi loại hình thức mà giấy chứng nhận này được các cơ quan chức năng khác nhau cấp và quản lí. Nếu như bạn đang kinh doanh và sản xuất thực phẩm mà không biết sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh của mình thuộc hình thức nào và được cơ quan nào cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn biết và hiểu rõ hơn thì quý doanh nghiệp hãy đọc bài viết của Tâm Đức dưới đây nhé!

I. CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Căn cứ điều 5 thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế quy định hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống về Phân cấp cấp giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, được phân cấp quản lý và cấp giấy chứng nhận theo quy định sau:

1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (riêng Thành phố Hồ Chí Minh là Ban quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.

2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho:

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

3. Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp.

II. CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM 

A. CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM LĨNH VỰC Y TẾ

Theo nghị định 155/2018/NĐ-CP, ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế và Nghị định số: 15/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm, theo đó:

1. Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng,

b) Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng,

c) Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

d) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt.

* Trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.

2. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý An toàn thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận cho:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai;

b) Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

c) Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

B. CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG

Thông tư số 58/2014/TT-BCT, Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, theo đó:

1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:

a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

- Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

- Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

- Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

- Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

- Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

- Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

- Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

- Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

b) Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm trực thuộc cơ sở sản xuất có công suất thiết kế sản xuất theo quy định tại điểm a Khoản này; cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân phân phối, bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đối với:

a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại cùng một địa điểm theo phân cấp thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của cả Bộ Công Thương và Sở Công Thương thì Bộ Công Thương sẽ thụ lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

C. CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm, theo đó:

1. Cơ quan kiểm tra cấp trung ương: 

Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cơ quan kiểm tra cấp địa phương: 

Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Danh mục các sản phẩm / nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (TheoThông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương)

1. Ngũ cốc

- Ngũ cốc

- Ngũ cốc đã sơ chế, chế biến (xay xát, cắt, tách vỏ, tách cám, dạng mảnh, nảy mầm, xử lý nhiệt,…)

2. Thịt và các sản phẩm từ thịt

- Thịt dạng tươi, ướp đá, giữ mát, đông lạnh(nguyên con, pha lọc, cắt lát, mảnh, xay, viên,…)

- Phụ phẩm ăn được của gia súc, gia cầm (nội tạng, xương, chân, cổ, cánh, mỡ, máu,…)

- Sản phẩm chế biến từ thịt và phụ phẩm ăn của gia súc, gia cầm (khô, hun khói, đồ hộp, xử lý nhiệt, ướp muối, collagen, gelatin…)

- Sản phẩm phối chế có chứa thịt (giò, chả, nem, lạp sườn, salami, xúc xích, Jăm bông, Pa tê, thịt bao bột, tẩm bột, ngâm dầu, súp, nước ép, nước chiết,…)

3. Thủy sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư)

- Thủy sản sống, tươi, ướp đá, bảo quản lạnh (dạng nguyên con, sơ chế, fillet, xay, viên, cắt lát, bóc vỏ, cán mỏng,…)

- Phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (da, vây, bóng, mỡ, gan, trứng,… của các loài thủy sản)

- Sản phẩm chế biến từ thủy sản và các phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (lên men, dạng mắm, gia nhiệt, xông khói, khô, ướp muối, ngâm nước muối, bao bột, ngâm dầu, dịch chiết, nước ép, gelatin, collagen… kể cả có sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến)

- Mỡ và dầu có nguồn gốc từ thủy sản được tinh chế hoặc chưa tinh chế dùng làm thực phẩm

- Sản phẩm thủy sản phối trộn với bột, tinh bột, bao bột, sữa chế biến, dầu thực vật (bao gồm cả phồng tôm, cá, mực,…)

- Rong biển, tảo và các sản phẩm sản xuất từ rong biển, tảo dùng làm thực phẩm

4. Rau, củ , quả và sản phẩm rau, củ, quả

- Rau, củ, quả tươi và sơ chế (cắt mảnh, tách vỏ, tách hạt, tách múi, xay,…)

- Rau, củ, quả chế biến (lên men, làm khô, xử lý nhiệt, dạng bột, đóng hộp, tẩm bột, ngâm dấm, ngâm dầu, ngâm đường, bao bột, dịch chiết, nước ép,…)

5. Trứng và các sản phẩm từ trứng

- Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư

- Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư đã sơ chế, chế biến (bóc vỏ, đóng bánh, đông lạnh, nghiền bột, xử lý nhiệt, muối, ngâm ướp thảo dược,…)

- Các loại thực phẩm phối chế có chứa trứng, bột trứng

6. Sữa tươi nguyên liệu

7. Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

- Mật ong nguyên chất, cô đặc, pha loãng

- Sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa có lẫn hoặc không có mật ong

- Các sản phẩm có chứa mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa

8. Thực phẩm biến đổi gen

9. Muối

- Muối biển, muối mỏ

- Muối tinh chế, chế biến, phối trộn với các thành phần khác

10. Gia vị

- Gia vị đơn chất, hỗn hợp, gia vị có nguồn gốc động vật, thực vật (bột hương liệu từ thịt, xương, dạng bột, dịch chiết, mù tạt,…)

- Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt

- Tương, nước chấm

- Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền

11. Đường

- Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn

- Đường khác (kể cả đường lactoza, mantoza, glucoza và fructoza, tinh khiết về mặt hoá học, ởthể rắn; xirô đường chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu; mật ong nhân tạo đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên; đường caramen)

- Mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường

12. Chè

- Chè tươi, chế biến đã hoặc chưa pha hương liệu

- Các sản phẩm trà từ thực vật khác

13. Cà phê

- Cà phê hạt tươi, khô, chất chiết xuất, tính chất và các chất cô đặc từ cà phê

- Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó; dạng bột chiết có hoặc không có đường, sữa, kem để pha uống liền, các sản phẩm chế biến có chứa cà phê

14. Ca cao

- Hạt ca cao tươi, khô, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang; Vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác; Bột ca cao nhão, đã hoặc chưa khử chất béo, Bơ ca cao, mỡ và dầu ca cao; Bột ca cao, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác

- Các chế phẩm từ ca cao dạng bột đã rang xay, không rang xay, dạng đặc, lỏng, bột uống liền có hoặc không có đường, sữa, kem, chế phẩm khác có chứa ca cao

15. Hạt tiêu

- Hạt tiêu (chi Piper) khô, tươi, hạt tiêu xay, nghiền

- Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chiPimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền

16. Điều

- Hạt điều

- Các sản phẩm chế biến từ hạt điều

17. Nông sản thực phẩm khác

- Các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,…) đã hoặc chưa chế biến

- Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm khác dạng nguyên bản hoặc đã sơ chế, chế biến (măng, mộc nhĩ, nấm; sản phẩm từ đậu nành ngoại trừ dầu; vỏ, rễ, lá, thân, hoa ăn được của một số loại cây,…)

- Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến

- Sản phẩm nguồn gốc từ côn trùng dùng làm thực phẩm (châu chấu, dế, nhộng tằm, …)

19. Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Hãy 
GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!

Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.

  

Chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CHẤT LƯỢNG  TÂM ĐỨC

Địa chỉ: 30 đường số 12, KP5, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, Tp.HCM

 

Điện thoại: 028.665 65 067

Hotline ATTP: 0933.643.111

 

Hotline CBSP: 0983.643.111

Phản ánh dịch vụ: 0932 888 518

 

Email: [email protected]

Website:   attptamduc.com | congbohopquysanpham.net

 

Tag: Giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở bánh kem | cơ sở sản xuất nước đóng chai | nhà hàng, quán rượu  ?|
Cơ sở sản xuất bánh kẹo xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Công ty Tâm Đức

Liên hệ

Họ và tên *
Email *
Điện thoại *
Nội dung *

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CHẤT LƯỢNG TÂM ĐỨC

Địa chỉ: 30 đường số 12, KP5, P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0975.884.655

Hotline: 0933.643.111

Email: [email protected]

Website: www.attptamduc.com | www.tamduc.vn | www.congbohopquysanpham.net


Bản đồ



 

CHỨNG NHẬN ISO-HACCP
DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM DOANH NGHIỆP TỰ CÔNG BỐ
Hệ thống văn bản pháp luật
Thủ tục làm giấy chứng nhận FDA