Đối với mọi thực phẩm dưới nhiều loại khác nhau như thực phẩm dùng để chế biến, thực phẩm dùng ăn liền và thực phẩm được chế biến dưới dạng viên nén, dạng bột được con người sử dụng đều phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y Tế.
Thực phẩm chức năng là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm thuốc. Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.
I. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
3. Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người và thuộc Danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho thực phẩm chức năng tại Tp. Hồ Chí Minh
II. Hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho thực phẩm chức năng bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế)
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; theo Thông tư 14/2013/TT của Bộ Y tế.
III. Quy trình đăng ký giấy Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho thực phẩm chức năng:
- Tư vấn MIỄN PHÍ cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
- MIỄN PHÍ Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
- Khảo sát cơ sở, vẽ sơ đồ mặt bằng, qui trình sản xuất, kinh doanh.
- Tư vấn, hướng dẫn cách bố trí cơ sở theo nguyên tắc 1 chiều, phù hợp quy định Luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tư vấn tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm MIỄN PHÍ .
- Lập hồ sơ và đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cục An toàn thực phẩm.
- Kiểm nghiệm nguồn nước doanh nghiệp sử dụng (MIỄN PHÍ dịch vụ gửi mẫu).
- Đại diện Doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan chức năng
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn tại Tâm Đức
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: