Bạn đang cần xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho Phối trộn, đóng gói phụ gia thực phẩm? Hãy đọc bài viết sau để hiểu rõ quy trình xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, các thủ tục, giấy tờ cần thiết để phục vụ cho việc xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm cấp.
Chất phụ gia thực phẩm là gì?
Các phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng. Một số phụ gia thực phẩm đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ; ví dụ bảo quản bằng làm dưa chua (với giấm), ướp muối - chẳng hạn như với thịt ướp muối xông khói, hay sử dụng điôxit lưu huỳnh như trong một số loại rượu vang. Với sự ra đời và phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm trong nửa sau thế kỷ 20 thì có thêm nhiều phụ gia thực phẩm đã được giới thiệu, cả tự nhiên lẫn nhân tạo.
Chất phụ gia có thể có nguồn gốc thiên nhiên, hay được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học (như bicarbonate de sodium), đôi khi chúng cũng được tổng hợp từ vi sinh vật, chẳng hạn như các loại enzymes dùng để sản xuất ra yogurts. Chất phụ gia cũng có thể là các vitamin được người ta cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm tính bổ dưỡng …
Phụ gia thực phẩm được cho phép sử dụng trong thực phẩm với liều lượng nhất định theo quy định của Bộ Y Tế đối với từng loại thực phẩm và không gây hại đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn tồn tại những chất phụ gia thực phẩm không an toàn vệ sinh, chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… làm cho người tiêu dùng hoang mang khi sử dụng các thực phẩm có chứa các chất này và cũng làm cho các nhà sản xuất thực phẩm lo lắng khi mua các chất này để chế biến sản phẩm của mình. Như vậy, đối với các quý doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh các chất này cần phải đăng kí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để giảm bớt đi sự lo sợ và tạo niềm tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình.
Để giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn quy trình, thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho phối trộn, đóng gói phụ gia thực phẩm Tâm Đức xin tư vấn như sau:
Luật an toàn thực phẩm 55/2010/QH12 quy định rõ Bộ Y Tế chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
I. Hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho phối trộn, đóng gói phụ gia thực phẩm dạng bột, dạng lỏng
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Bộ Y tế).
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề phù hợp.
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; theo Thông tư 14/2013-TT-BYT của Bộ Y tế.
II. Quy trình tư vấn đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Phối trộn, đóng gói phụ gia thực phẩm dạng bột, dạng lỏng:
- Tư vấn MIỄN PHÍ cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
- MIỄN PHÍ Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng.
- Khảo sát cơ sở, vẽ sơ đồ mặt bằng, qui trình sản xuất, kinh doanh.
- Tư vấn, hướng dẫn cách bố trí cơ sở theo nguyên tắc 1 chiều, phù hợp quy định Luật vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tư vấn tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm MIỄN PHÍ .
- Lập hồ sơ và đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cục An toàn thực phẩm.
- Đại diện Doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan chức năng
Quy trình tư vấn đăng ký giấy Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
III. Thời gian thực hiện
25 -30 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.
Hãy liên hệ ngay với Tâm Đức 028.665 65 067 hoặc 0845 68 11 88 | 0933 643 111 để được tư vấn chi tiết và đại diện quý doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin giấy chứng Vệ sinh an toàn thực phẩm với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn tại Tâm Đức
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: