Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiêp đang sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Vậy các mức phạt hành chính khi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết thời hạn? Bạn đã biết chưa, nếu chưa hãy đọc bài viết này nhé.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là loại giấy chứng minh doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, môi trường sản xuất đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nó rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động để đưa sản phẩm ra thị trường. Bởi thực tế, vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biến rất phức tập, rất nhiều loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì lẽ đó, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là minh chứng thiết yếu nhất của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng để tạo sản phẩm chất lượng tốt nhất và nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, chẳng có gì là tồn tại mà kéo dài vô thời hạn hết, giấy chứng nhận vệ sinh cũng vậy. Nó có thời hạn sử dụng trong 3 năm kể từ ngày cấp giấy.
Nếu trường hợp khi các cơ quan chức năng kiểm tra, nếu phát hiện Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm hết hiệu lực mà vẫn chưa đăng ký gia hạn thì doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo quy định. Vậy các doanh nghiệp bị phạt hành chính như bao nhiêu, mức nghiêm trọng thế nào? Bài viết của công ty dịch vụ Tâm Đức dưới đây sẽ giúp bạn biết một cách chính xác hơn và hỗ trợ cho bạn việc gia hạn Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm nhanh nhất và an toàn nhất.
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ngày 04 tháng 9 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2018, thay thế nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi:
Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi:
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi:
Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn miễn phí. Khảo sát về tính pháp lý của các giấy tờ, cơ sở vật chất mà khách hàng có sẵn
Bước 2: MIỄN PHÍ tư vấn, hướng dẫn toàn diện các thủ tục pháp lý, Thực hiện tư vấn những vấn đề liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện. Cụ thể:
+ Tư vấn các điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
+ Đánh giá, phân tích sự phù hợp các yêu cầu liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng có yêu cầu
+ Tư vấn những thủ tục cần thiết khi làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
+ Tư vấn các lớp tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh và Tư vấn về khám sức khỏe
+ Tư vấn các tài liệu, giấy tờ để làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
+ Tư vấn các giấy tờ có liên quan
Bước 3: MIỄN PHÍ Khảo sát mặt bằng thực tế, Thực hiện tư vấn cho khách hàng những lỗi của trang thiết bị, cơ sở vật chất dùng để kinh doanh, sản xuất theo nguyên tắc một chiều.
Bước 4: Ký hợp đồng với khách hàng.
Sau khi ký hợp đồng, Kết hợp với khách hàng hoàn thiện các giấy tờ: sổ theo dõi chế biến, kinh doanh thực phẩm, sổ lưu mẫu,…
Bước 5: Xây dựng, hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và Đại diện nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bước 6: Kiểm tra thực tế cơ sở trước khi thẩm định.
Bước 7: Tiếp đoàn thẩm định cùng doanh nghiệp.
Bước 8: Theo dõi và thông báo kết quả thẩm định.
Bước 9: Đại diện khách hàng đi nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và liên hệ giao cho khách hàng.
Quy trình và thời gian thực hiện ra giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 15 ngày làm việc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi 0845 68 11 88 hoặc 0933 643 111 để được tư vấn về giấy phép cũng như biết thêm về Các mức phạt hành chính khi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết thời hạn.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: