Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích.
Sản phẩm thực phẩm là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì phải được quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 thì sản phẩm thực phẩm là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2). Cũng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Tại điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm nêu rõ “Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước phải thực hiện tự công bố " và “Tại điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm”.
Như vậy, theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm và Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một trong các sản phẩm là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn/phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thực phẩm/dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm muốn đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường bắt buộc phải đăng ký tự công bố sản phẩm hoặc Đăng ký bản công bố sản phẩm sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đăng ký tự công bố sản phẩm hoặc Đăng ký bản công bố sản phẩm sản phẩm mà lại đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trưởng thì sẽ bị lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xử phạt theo Luật xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt, đình chỉ sản xuất theo Luật Thanh tra.
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các thuộc tính của một sản phẩm thực phẩm có thể xác định được và cần thiết cho sự kiểm soát của nhà nước, bao gồm: tiêu chuẩn vệ sinh về vi sinh vật, kim loại nặng, hóa chất không mông muốn, dư lượng hóa chất kháng sinh, hóa chất bảo vệ thực vật ..... ; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; quy cách bao gói và chất liệu bao bì; nội dung ghi nhãn.
Sản xuất kinh doanh thực phẩm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Do đó, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngoài trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm; áp dụng các chương trình quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 22000 còn phải đáp ứng các quy định của pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm. Một trong các quy định bắt buộc của pháp luật Việt Nam đó là quy định về việc sản phẩm thực phẩm phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn và công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ và vì vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ nếu muốn tham gia vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành nhiều Thông tư, nghị định, Quy chuẩn kỹ thuật để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý, chứng nhận an toàn thực phẩm.
Từ việc cập nhật các nội dung và điều khoản của luật ban hành đến việc áp dụng vào thực tiễn của doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể là điều không dễ dàng bởi rào cản kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, Công ty TNHH Giải pháp Chất lượng Tâm Đức với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và 63 tỉnh thành, chúng tôi là nơi cung cấp dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm ( Công bố sản phẩm| Tự công bố sản phẩm) với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành cùng đội chuyên viên trẻ, nhiệt tình và năng động mong muốn được đồng hành cùng sự thành công của quý doanh nghiệp.
Quy trình tư vấn công bố sản phẩm tại Ban quản lý An toàn thực phẩm
Quy trình tư vấn Tự công bố sản phẩm
Những lợi ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm tại Tâm Đức
1. MIỄN PHÍ Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký bản tự công bố chất lượng bao bì chứa đựng thực phấm bao gồm: các thủ tục pháp lý doanh nghiệp, tem nhãn sản phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm… trước khi ký hợp đồng.
2. Cam kết 100% hoàn thành công việc theo đúng thời hạn
3. Hoàn trả 100% chi phí dịch vụ nếu không hoàn thành công việc theo đúng thời hạn mà lỗi đó đến từ Tâm Đức
4. Hỗ trợ, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp khi có đoàn kiểm tra, hậu kiểm tại cơ sở đã sử dụng dịch vụ tư vấn tại Tâm Đức.
5. Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
6. Cam kết không phát sinh thêm chi phí
Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ đt/zalo: 0933.643.111 (Ms. Bích Phượng)
Phạm vi cung cấp dịch vụ: 63 tỉnh thành trên cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Kon Tum, An Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, , Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Tag: Dịch vụ xin giấy chứng nhận | dịch vụ ăn uống tại Tp.Hồ Chí Minh | nhà hàng, quán cà phê tại Tp.Hồ Chí Minh | Tư vấn giấy phép chứng nhận cơ sở sản xuất nước đóng chai