Thực phẩm chức năng nhập khẩu chiếm từ 35-40% thị phần thực phẩm chức năng tại thị trường Việt Nam. Thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
1. Những điều cần biết về thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng (viết tắt là TPCN) nhập khẩu có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1999 do nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng TPCN đang dần trở nên phổ biến. Việt Nam chịu ảnh hưởng của xu hướng thế giới khi 70% người dân ở Mỹ thường xuyên sử dụng TPCN để phòng bệnh. Trong thị phần TPCN nhập khẩu từ nước ngoài tại Việt Nam, các sản phẩm TPCN của Mỹ chiếm 18.15%, tiếp đến là Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Canada, Đức v.v...
Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng, TPCN là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật. Tác dụng của TPCN là có khả năng cải thiện sức khỏe và làm giảm thiểu nguy cơ và tác hại bệnh tật, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. Nó không phải là trị liệu y học nhằm mục đích điều trị hay cứu chữa bệnh tật của con người.
TPCN không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống ôxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác. Từ nguồn gốc bệnh mạn tính và lợi ích của TPCN có thể thấy, nhu cầu tiêu thụ TPCN ngày càng tăng cao theo sự phát triển của xã hội, những người dân thành thị có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người dân nông thôn, những người lao động trí óc (như buôn bán kinh doanh, quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị) sẽ có nhu cầu cao hơn người lao động chân tay, những người lớn tuổi hơn sẽ có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người trẻ tuổi, nữ giới sẽ có nhu cầu cao hơn nam giới (do quan tâm về làm đẹp, sức khỏe bản thân và gia đình cao hơn).
Khảo sát thị trường một số sản phẩm TPCN cho thấy, TCPN có giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài triệu, khá phù hợp với thu nhập của tầng lớp trung lưu trở lên. Bên cạnh đó, TPCN không giống như thuốc, không có tác dụng tức thì, người tiêu dùng phải sử dùng nhiều lần trong khoảng thời gian nhất dài mới có tác dụng càng khiến chi phí TPCN tăng cao. Với mức giá cao như hiện nay, khả năng tiêu dùng TPCN ở những hộ gia đình có thu nhập cao sẽ cao hơn những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn.
Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
Theo hiệp hội TPCN, có khoảng 2/3 số người sử dụng thực phẩm chức năng là để chữa bệnh, từ máu nhiễm mỡ đến cao huyết áp, ung thư, xương khớp v.v... Lý do là vì người tiêu dùng Việt Nam còn thiếu kiến thức về thực phẩm chức năng, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng và sử dụng thực phẩm chức năng tùy tiện. Sản phẩm TPCN chỉ mới được biết đến rộng rãi trong vài năm trở lại đây, số lượng sản phẩm lớn, chủng loại đa dạng nên người tiêu dùng vẫn chưa quen và bị nhầm lẫn các khuyến cáo, thuật ngữ thực phẩm chức năng. Thông tin về hàng loạt sản phẩm TPCN giả, sản phẩm chưa được kiểm định đã công bố, quảng cáo nội dung không phù hợp khiến người tiêu dùng bâng khuâng khi chọn mua TPCN, có thái độ e dè, nghi ngại về chất lượng sản phẩm và tính trung thực của các quảng cáo về tác dụng của sản phẩm.
2. Công bố sản phẩm đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu
Với thành phần phức tạp của thực phẩm chức năng nhập khẩu mà cơ quan nhà nước bắt buộc phải kiểm soát và quản lý chặt chẽ thông qua hình thức công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Công ty TNHH Giải pháp Chất lượng Tâm Đức với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và 63 tỉnh thành, chúng tôi là nơi cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành cùng đội chuyên viên trẻ, nhiệt tình và năng động mong muốn được đồng hành cùng sự thành công của quý doanh nghiệp.
Thành phần hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu bao gồm:
1. Giấy phép kinh doanh.
2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) hợp lệ và được hợp pháp hóa lãnh sự.
3. Bản công bố sản phẩm.
4. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng hoặc mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm.
5. Nhãn sản phẩm (Nhãn gốc + Nhãn phụ sản phẩm).
6. Bản dịch công chứng các tài liệu có nội dung không phải bằng Tiếng Việt.
7. Tiêu chuẩn nhà sản xuất (trong trường hợp chưa có QCKT quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, QCKT địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).
8. Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm.
9. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe (áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019)
Thành phần hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
3. Quy trình công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng. (MIỄN PHÍ)
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp. Tư vấn toàn diện các thủ tục liên quan giúp thuận lợi cho quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp sau này, tránh các rủi ro không đáng có. (MIỄN PHÍ)
- Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho phù hợp với quy định hiện hành. (MIỄN PHÍ gửi mẫu)
- Ký hợp đồng với khách hàng.
- Soạn thảo và nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm.
- Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.
- Gửi Giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm cho khách hàng.
Quy trình công bố sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ trong vòng 1-2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của khách hàng.
4.1. Thiết lập hồ sơ công bố thực phẩm chức năng:
a) Kiểm tra tính hợp lệ chứng từ DN cung cấp như: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) và Tiêu chuẩn nhà sản xuất (trong trường hợp chưa có QCKT quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, QCKT địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).
b) Kiểm tra thông tin nhãn sản phẩm, tính phù hợp giữa thông tin nhãn và chứng từ liên quan.
c) Thiết lập chỉ tiêu và gửi mẫu kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;
d) Thiết lập bản công bố sản phẩm
đ) Chọn lọc tài liệu chứng minh công dụng sản phẩm, phù hợp tính năng công dụng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu cơ quan cấp phép.
e) Dịch thuật công chứng các tài liệu có nội dung không phải bằng Tiếng Việt.
4.2. Tiến hành Công bố thực phẩm chức năng:
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ công bố sản phẩm tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế.
5. Thời gian công bố sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu
- Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm: 10 - 15 ngày
- Thời gian hoàn tất công bố thực phẩm chức năng: 21 ngày.
Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ đt/zalo: 0933.643.111 (Ms. Bích Phượng)
Phạm vi cung cấp dịch vụ : 63 tỉnh thành trên cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Kon Tum, An Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, , Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.