Thị trường thực phẩm chức năng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trên đà phát triển, đó chính là dấu hiệu của xu hướng tương lai khi mà thực phẩm chức năng giàu vitamin tất yếu sẽ trở thành một trong những nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá và là “vắc-xin” phòng các bệnh mãn tính.
Thực phẩm chức năng (viết tắt là TPCN) trở thành xu hướng dinh dưỡng ngày càng phổ biến trên thế giới. Tại Mỹ, trong 10 người thì có 6 người dùng TPCN và mỗi năm người Mỹ chi khoảng 32 tỷ USD cho việc tiêu thụ TPCN các loại. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế số sản phẩm TPCN mới xuất hiện trên thị trường tăng nhanh theo từng năm. Năm 2014 có 1.062 sản phẩm mới đăng ký, năm 2015 có 10.493 sản phẩm mới đăng ký, từ đầu năm đến 30/9/2016 có 8.008 sản phẩm mới đăng ký trong đó có 4.855 sản phẩm sản xuất trong nước (chiếm 60,6%) và 3.153 sản phẩm nhập khẩu (chiếm 39,4%).
Với thành phần cấu tạo phức tạp và sản phẩm này càng đa dạng, 60 - 65% TPCN được sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu. Số người sử dụng TPCN hiện nay tại TP Hà Nội là khoảng 63% người trưởng thành, tại TP HCM là khoảng 43% người trưởng thành.
Tuy nhiên, tình trạng sản xuất TPCN giả (giả về chất lượng, giả về thương hiệu, giả về nguồn gốc, xuất xứ) đang diễn biến phức tạp. Năm 2015 các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến sản xuất, kinh doanh TPCN giả, kém chất lượng, không đúng chất lượng đã công bố; quảng cáo TPCN sai sự thật, cường điệu hóa công dụng của sản phẩm; sản xuất TPCN không đảm bảo vệ sinh…
Trong 10 tháng đầu năm 2016, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thực hiện thanh tra, phát hiện vi phạm và xử lý 88 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN với tổng số tiền phạt là 5,4 tỷ đồng. Trong đó xử lý 52 cơ sở vi phạm về quảng cáo (chiếm 59,1%) với tổng số tiền là 1,02 tỷ. Các cơ sở khác có các hành vi vi phạm như kiểm nghiệm định kỳ, chất lượng sản phẩm, công bố, ghi nhãn, sử dụng phiếu kiểm nghiệm giả với tổng số tiền 4,4 tỷ đồng, thu hồi 12 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, tạm dừng lưu thông 18 cơ sở vi phạm.
TPCN là một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh tại Việt Nam nên cần có khung pháp lý chặt chẽ hơn nữa để quản lý hiệu quả sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, TPCN sản xuất trong nước bắt buộc phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn thực phẩm và phải được công bố chất lượng mới được phép lưu hành tự do trên thị trường.
Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ công bố chất lượng TPCN được Cục An toàn thực phẩm kiểm duyệt rất chi tiết đòi hỏi doanh nghiệp phải am tường về các kiến thức chuyên môn và đầu tư thời gian cũng như nhân lực để hoàn tất. Liệu có giải pháp nào có thể giúp cho doanh nghiệp trong trường hợp này? Công ty TNHH Giải pháp Chất lượng Tâm Đức với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và 63 tỉnh thành, chúng tôi là nơi cung cấp dịch vụ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng sản xuất trong nước với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành cùng đội chuyên viên trẻ, nhiệt tình và năng động mong muốn được đồng hành cùng sự thành công của quý doanh nghiệp.
1. Quy trình công bố sản phẩm đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng. (MIỄN PHÍ)
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp. Tư vấn toàn diện các thủ tục liên quan giúp thuận lợi cho quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp sau này, tránh các rủi ro không đáng có. (MIỄN PHÍ)
- Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho phù hợp với quy định hiện hành. (MIỄN PHÍ gửi mẫu)
- Ký hợp đồng với khách hàng.
- Soạn thảo và nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm.
- Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.
- Gửi Giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm cho khách hàng.
Quy trình Công bố sản phẩm đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
2. Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
1. Giấy phép kinh doanh.
2. Bản công bố sản phẩm.
3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng hoặc Mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm.
4. Nhãn sản phẩm hoặc nội dung nhãn dự kiến.
5. Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm.
6. Tiêu chuẩn nhà sản xuất (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).
7. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
8. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương (áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019).
9. Bản dịch công chứng các tài liệu có nội dung không phải bằng Tiếng Việt.
Thành phần hồ sơ Công bố sản phẩm đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
3. Thời gian công bố sản phẩm thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
- 21 ngày làm việc (kể từ ngày nộp hồ sơ).
Phạm vi cung cấp dịch vụ: 63 tỉnh thành trên cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Kon Tum, An Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, , Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Mọi thắc mắc về vấn đề thủ tục, hồ sơ, quy trình đăng ký Công bố sản phẩm thực phẩm (Công bố sản phẩm/ Tự công bố sản phẩm) đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi (028) 665 65 067 hoặc Hotline: 0983.643.111 – 0933.643.111 để được tư vấn miễn phí về quy định, thủ tục và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: