Tâm Đức là công ty chuyên tư vấn, hướng dẫn về thủ tục liên quan đến giấy phép an toàn thực phẩm, tư vấn loại hình kinh doanh của doanh nghiệp để nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền, đại diện quý doanh nghiệp nộp hồ sơ và theo dõi cho đến khi ra giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để đăng ký giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm, ngoài việc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng nghành nghề phù hợp, Doanh nghiệp cần có tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm và Hồ sơ xác nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh.
I. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TẬP HUẤN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM
Theo tất cả các thông tư hướng dẫn về việc đăng ký giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm cho các loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống như:
1. Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi nhà nước.
2. Thông tư 43/2018/TT-BCT - Thông tư về quản lý An toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
3. Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo đó, chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (đối với loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống), hoặc chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (đối với loại hình sản xuất kinh, doanh thực phẩm) đều phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
Tùy theo từng loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý của các bộ nghành khác nhau, vì vậy, Bộ câu hỏi hướng dẫn, tập huấn xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cũng khác nhau.
Quý Doanh nghiệp có thể tham khảo tất cả các Bộ câu hỏi và đáp án TẠI ĐÂY để chọn file phù hợp với đúng loại hình của Doanh nghiệp mình.
II. HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHỎE
Cũng theo các thông tư Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên, chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (đối với loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống), hoặc chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (đối với loại hình sản xuất kinh, doanh thực phẩm) đều phải có XÁC NHẬN ĐỦ SỨC KHỎE do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp theo THÔNG TƯ 14/2013/TT-BYT - Thông tư hướng dẫn khám sức khỏe.
III. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI TP.HCM GỒM CÓ:
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.
- Danh sách nhân viên đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Hồ sơ khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Y Tế gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư 155/2018/NĐ-CP)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở).
- Danh sách nhân viên đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
+ Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Công thương gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu ;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu;
- Danh sách nhân viên đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (có xác nhận của cơ sở);
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Nông nghiệp gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo mẫu;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở;
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
20 – 25 ngày có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
V. THỜI GIAN HIỆU LỰC GIẤY PHÉP:
3 năm kể từ ngày cấp.
+ Tư vấn và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các hồ sơ pháp lý liên quan tới việc đăng ký Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm.
+ Kiểm tra thông tin hồ sơ sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Hướng dẫn Doanh nghiệp hoàn thiện, bổ sung các hồ sơ chưa phù hợp (nếu có).
+ Khảo sát thực tế mặt bằng cơ sở. Tư vấn bố trí khu vực sản xuất theo quy trình sản xuất/đóng gói, kinh doanh theo đúng qui định về điều kiện an toàn thực phẩm tương ứng loại hình sản xuất kinh doanh, phù hợp quy định Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, Vẽ sơ đồ mặt bằng.
+ Tư vấn, đăng ký tài khoản tại Website Cục an toàn thực phẩm (Đối với Doanh nghiệp có loại hình sản xuất, kinh doanh thuộc Cục an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận)
+ Hỗ trợ đăng ký tập huấn tại Ban quản lý An toàn thực phẩm, cung cấp tài liệu và đáp án thi An toàn thực phẩm, lấy giấy xác nhận tập huấn An toàn thực phẩm.
+ Hướng dẫn khám sức khỏe theo quy định, cung cấp hồ sơ khám sức khỏe mẫu.
+ Xây dựng hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận đủ điều điện vệ sinh an toàn thực phẩm, chuyển Doanh nghiệp ký.
+ Nộp/Up hồ sơ đăng ký đến cơ quan quản lý, cấp giấy & Hoàn thành tất cả các khoản phí liên quan. Theo dõi hồ sơ, thông báo tiến độ hồ sơ thường xuyên cho Quý doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với các sản phẩm đặc trưng của công ty, hỗ trợ gửi mẫu kiểm nghiệm tại đơn vị kiểm nghiệm có chức năng, chỉ tiêu và chi phí kiểm nghiệm sẽ được thông báo trước cho Quý doanh nghiệp.
+ Theo dõi xuyên suốt quá trình khắc phục mặt bằng của Quý Doanh nghiệp. Kiểm tra thực tế cơ sở trước khi đoàn thẩm định đến kiểm tra. Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp khắc phục các mặt tồn tại. Đảm bảo cho kết quả ngày thẩm định là ĐẠT.
+ Tiếp đoàn cùng Doanh nghiệp
+ Theo dõi tiến trình hồ sơ sau thẩm định cho đến khi ra giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Đại diện doanh nghiệp liên hệ Bộ Y Tế nhận GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM và gửi lại cho quý Doanh Nghiệp.
Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách vui lòng truy cập vào website attptamduc.com hoặc gửi thông tin qua địa chỉ Email: [email protected]
Liên hệ tư vấn miễn phí 0975.884.655 Hotline 0933.643.111 để được hướng dẫn và cung cấp dịch vụ Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP.HCM tốt nhất!
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: