Hotline:
       0933.643.111

Các bước công bố hợp quy phân bón vô cơ

04/08/2021    1.205    4.65/5 trong 5 lượt 
Các bước công bố hợp quy phân bón vô cơ
Phân bón vô cơ thuộc sản phẩm hàng hóa nhóm 2 vì vậy công phải công bố hợp quy sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Là đơn vị chuyên hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Tâm Đức xin chia sẻ quy trình chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm phân bón vô cơ.

1. Chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ

Chứng nhận hợp quy phân bón chính là hoạt động đánh giá, xác nhận chất lượng của sản phẩm phân bón có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hay không. Đây chính là loại hình chứng nhận hợp quy được thực hiện theo sự thỏa thuận của những cá nhân, tổ chức có nhu cầu sở vô chứng nhận với tổ chức cấp chứng nhận. Quy chuẩn sử dụng để cấp chứng nhận hợp quy phân bón là QCVN 01-189:2019/BNNPTNT.

Chứng nhận hợp quy là bước đầu tiên trong việc công bố hợp quy sản phẩm.

2. Công bố hợp quy phân bón vô cơ

Công bố hợp quy phân bón vô cơ đó chính là việc cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm phân bón của mình đã phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thầm quyền ban hành. Sau khi  sản phẩm phân bón vô cơ được chứng nhận hợp quy phân bón do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định thực hiện, doanh nghiệp sẽ phải làm một bộ hồ sơ công bố hợp quy cho sản phẩm của mình.

3. Một số lợi ích khi doanh nghiệp công bố hợp quy sản phẩm phân bón vô cơ

Sở hữu chứng nhận hợp quy phân bón không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước mà còn giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường hơn.

Thông qua hoạt động đánh giá, xác nhận chất lượng và chứng nhận hợp quy phân bón. Doanh nghiệp sẽ ngày càng hoàn thiện hơn về quy trình sản xuất, thiết bị công nghệ cũng như hệ thống quản lý chất lượng của mình. Chất lượng sản phẩm phân bón sẽ luôn ổn định và nâng cao liên tục; nếu như tổ chức, doanh nghiệp duy trì liên tục sự phù hợp theo đúng quy chuẩn đã áp dụng để đánh giá và chứng nhận. Từ đó, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có thể giảm thiểu tối đa chi phí rủi ro khi phải thu hồi sản phẩm hỏng; sản phẩm không phù hợp, thậm chí còn phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, việc sở hữu chứng nhận hợp quy phân bón; sẽ là một bằng chứng đáng tin cậy cho khách hàng cũng như những đối tác liên quan; khi có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm phân bón của tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp nâng cao năng lực và gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

4. Danh sách loại phân bón vô cơ phải công bố hợp quy

Những loại phân bón vô cơ cần phải có chứng nhận hợp quy phân bón đó như các loại phân amoni sulphat, phân urê, phân amoni clorua bón rễ, phân lân nung chảy, phân NPK, phân vi lượng bón rễ, phân kali clorua, kali sulphat,…

Các loại phân bón được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

Tải QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

5. Quy trình chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành việc chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ sau khi đã thống nhất với tổ chức, doanh nghiệp về việc đánh giá và những yêu cầu khác có liên quan đến việc đánh giá. Quy trình chứng nhận hợp quy bao gồm những bước sau:

- Bước 1: Xem xét, xác định sự đầy đủ và phù hợp của hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ do tổ chức, doanh nghiệp cung cấp

- Bước 2: Thực hiện đánh giá ban đầu về những điều kiện để chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ tại cơ sở

- Bước 3: Đánh giá chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ chính thức

- Bước 4: Báo cáo đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ

- Bước 5:  Công bố hợp quy phân bón vô cơ

6. Hồ sơ công bố hợp quy phân bón vô cơ

Hiện nay có hai phương thức để thực hiện công bố hợp quy phân bón mà khách hàng có thể lựa chọn đó là:

Phương thức 1: Công bố hợp quy phân bón dựa trên kết quả của chứng nhận hợp quy phân bón. Hồ sơ bao gồm:

- Bản công bố hợp quy phân bón;

- Bản sao công chứng/chứng thực chứng nhận hợp quy phân bón đã được cấp;

- Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón đã được cấp chứng nhận hợp quy.

Phương thức 2: Công bố hợp quy phân bón dựa trên kết quả tổ chức, doanh nghiệp tự đánh giá. Hồ sơ bao gồm:

- Bản công bố hợp quy phân bón;

- Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón của tổ chức, doanh nghiệp

- Kết quả thử nghiệm mẫu phân bón;

- Quy trình sản xuất sản phẩm và kế hoạch kiểm soát chất lượng. Ngoài ra tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể cung cấp bản sao chứng chỉ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Nếu như tổ chức, doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008;

- Kế hoạch giám sát định kỳ hàng năm;

- Báo cáo đánh giá hợp quy phân bón và những thông tin bổ sung cần thiết khác.

7. Kết quả đạt được

- Giấy và dấu chứng nhận hợp quy phân bón;

- Bản tiếp nhận công bố hợp quy phân bón do Sở chuyên ngành cấp.

8. Thời gian thực hiện

- Chứng nhận hợp quy phân bón: Trong vòng 30 ngày;

- Công bố hợp quy phân bón: Trong vòng 7-10 ngày

Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc về thủ tục công bố hợp quy sản phẩm phân bón vô cơ xin vui lòng liên hệ Ms. Bích Phượng 0933.643.111
 

Công ty Tâm Đức

Liên hệ

Họ và tên *
Email *
Điện thoại *
Nội dung *

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CHẤT LƯỢNG TÂM ĐỨC

Địa chỉ: 30 đường số 12, KP5, P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0975.884.655

Hotline: 0933.643.111

Email: [email protected]

Website: www.attptamduc.com | www.tamduc.vn | www.congbohopquysanpham.net


Bản đồ



 

CHỨNG NHẬN ISO-HACCP
DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM DOANH NGHIỆP TỰ CÔNG BỐ
Hệ thống văn bản pháp luật
Thủ tục làm giấy chứng nhận FDA