Tâm Đức là đơn vị chuyên xin chứng nhận lưu hành tự do CFS cho găng tay cao su cho doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai... và trên cả nước. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu về thủ tục xin CFS cho găng tay cao su nhé.
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát nhu cầu sử dụng găng tay cao su không ngừng tăng cao. Đây cũng là cơ hội cho các danh nghiệp sản xuất găng tay cao su Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới. Một trong các thủ tục để xuất khẩu găng tay cao su đó là giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS. Hãy cùng Tâm Đức tìm hiểu thủ tục xin CFS cho găng tay cao su, nhưng trước hết chúng ta cùng tìm hiểu xem găng tay cao su được sử dụng trong các lĩnh vực nào nhé.
Mặc dù găng tay cao su được sử dụng cho rất nhiều những lịch vực công việc khác nhau nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất cho đôi tay của người lao động, người sử dụng. Găng tay sao su thường được sử dụng trong một số lĩnh vực sau:
1/ Găng tay cao su dày dùng trong ngành điện
Ngành điện tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm cho người lao động. Vì vậy, đối với người thợ điện, làm việc tiếp xúc với nguồn điện thì cần phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như: áo quần, ủng, găng tay cách điện… nhằm đảm bảo an toàn tối đa khi làm việc.
2/ Găng tay cao su dày dùng trong ngành công nghiệp hóa chất
Ở môi trường làm việc trong ngành hóa chất thì găng tay chống hóa chất là một trong những thiết bị bảo hộ không thể thiếu cho các công nhân. Trong đó, găng tay cao su dày được ưu tiên sử dụng nhiều nhất, vì chúng có độ bền cao, độ đàn hồi tốt và độ dày phù hợp, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
3/ Găng tay cao su dày dùng trong xây dựng
Trong ngành xây dựng, găng tay cao su dài được sử dụng phổ biến từ trước đến nay. Mục đích là để đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc với các vật sắc nhọn như sắt, thép, và những chất có tính ăn mòn như xi măng gây hại da tay. Ngoài ra, vì tần suất làm việc thường xuyên và liên tục nên găng tay cao su dày là không thể thiếu đối với bất kỳ người thợ xây dựng nào.
4/ Dùng trong chế biến thực phẩm
Trong chế biến thực phẩm chắc chắn là cần đến găng tay cao su, tuy nhiên cũng tùy vào mức độ công việc để lựa chọn găng tay phù hợp. Chính vì vậy, để bảo vệ tốt nhất cho đôi tay, tiết kiệm được chi phí và góp phần bảo vệ môi trường thì găng tay cao su dài sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất.
5/ Dùng trong sinh hoạt gia đình
Không chỉ có những lĩnh vực công nghiệp, ngay chính tại căn nhà của bạn cũng cần đến những đôi găng tay cao su dày. Mặc dù, công việc gia dụng hằng ngày tại nhà không yêu cầu tiếp xúc với quá nhiều hóa chất hay các vật sắc nhọn ở mức độ cao nhưng ngược lại tần suất làm việc nhiều và thường xuyên. Ví như : rửa chén bát, giặt quần áo, làm vệ sinh nhà cửa…. nên găng tay cao su có độ dày vừa phải sẽ thích hợp nhất, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tạo được cảm giác thoải mái khi làm việc.
Với những ứng dụng và mục đích sử dụng rộng rãi, nhu cầu sử dụng găng tay cao su đã không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về thủ tục xin chứng nhận lưu hành tự do cho găng tay cao su.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là gì
CFS hay còn gọi giấy Certificate of Free Sale là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm; chứng nhận rằng hoàn hóa đó được phép lưu hành tại nước xuất khẩu.
Chứng nhận lưu hành tự do CFS cho găng tay cao su sẽ do Bộ Công thương cấp
Tại sao cần phải xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cfs
- Giấy CFS được xem là công cụ để chứng minh chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nước xuất khẩu;
- Để được cấp Giấy CFS sản phẩm, hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra kỹ lưỡng;
- Giấy CFS chứng tỏ sản phẩm, hàng hóa đó đã được sản xuất và lưu hành tự do trên thị trường đến tay người tiêu dùng tại nước xuất khẩu; CFS là một trong những điều kiện quan trọng để thông qua cửa khẩu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để lưu hành sản phẩm, hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế;
- Bên cạnh đó, CFS cũng là một trong những giấy tờ pháp lý để công bố chất lượng sản phẩm tại nước nhập khẩu.
Cơ sở pháp lý xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS Bộ Công Thương
- Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Luật an toàn thực phẩm 2010
- Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
- Căn cứ Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018.
Mẫu đơn xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS Bộ Công Thương
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS do Bộ Công thương cấp được thực hiện theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, tuy nhiên mẫu này chỉ có bản tiếng Việt, quý khách hàng cần phải dịch sang tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu của hồ sơ xin CFS
TẢI MẪU ĐƠN XIN CFS TẠI ĐÂY
Các trường hợp thu hồi CFS đã cấp trong những trường hợp sau:
- Thương nhân xuất khẩu giả mạo chứng từ, tài liệu.
- CFS được cấp cho hàng hóa mà không phù hợp các tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất năm 2020
Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính Phủ thì thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do như sau:
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Quy trình Tâm Đức hỗ trợ dịch vụ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do
- Tâm Đức Kiểm tra thông tin hồ sơ sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Hướng dẫn Doanh nghiệp hoàn thiện, bổ sung các hồ sơ chưa phù hợp (nếu có).
- Tâm Đức Soạn thảo hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) như:
+ Danh mục các cơ sở sản xuất và những mặt hàng sản xuất để xuất khẩu của doanh nghiệp.
+ Đơn đề nghị cấp CFS theo quy định của cơ quan quản lý.
- Tâm Đức Xây dựng hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), chuyển Doanh nghiệp xác nhận.
- Tâm Đức Nộp hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) tại cơ quan quản lý & Hoàn thành tất cả các khoản phí liên quan.
- Tâm Đức Theo dõi hồ sơ đến khi ra GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO (CFS) và bàn giao lại cho quý Doanh Nghiệp
Doanh nghiệp cần cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do tại Tâm Đức?
- Giấy phép kinh doanh
- Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm
- Các thông tin để hoàn thiện hồ sơ theo file của Tâm Đức gửi.
==> Tâm Đức tư vấn và hỗ trợ Doanh nghiệp chuẩn bị trọn gói các hồ sơ pháp lý liên quan tới việc xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS bao gồm: Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, Kiểm nghiệm và Công bố sản phẩm.
Thời gian Tâm Đức thực hiện đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do
Tâm Đức hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian từ 3 - 5 ngày sẽ có Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho sản phẩm
Hiệu lực của giấy chứng nhận lưu hành tự do
Hiệu lực của giấy CFS là 2 năm kể từ ngày cấp
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Chi tiết vui lòng liên hệ: