Hotline:
       0933.643.111

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12326-1:2018 Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm

20/07/2021    973    4.92/5 trong 6 lượt 
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12326-1:2018 Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12326-1:2018 GĂNG TAY BẢO VỆ CHỐNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM VÀ VI SINH VẬT- PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ CÁC YÊU CẦU TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI RỦI RO HÓA CHẤT Protective gloves against dangerous chemicals and micro-organisms – Part 1: Terminology and performance requirements for chemical risks Tương dương với ISO 374-1:2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12326-1:2018

ISO 374-1:2016

GĂNG TAY BẢO VỆ CHỐNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM VÀ VI SINH VẬT- PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ CÁC YÊU CẦU TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI RỦI RO HÓA CHẤT

Protective gloves against dangerous chemicals and micro-organisms – Part 1: Terminology and performance requirements for chemical risks

Lời nói đầu

TCVN 12326-1:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 374-1:2016 và sửa đổi 1:2018.

TCVN 12326-1:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12326 (ISO 374), Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 12326-1:2018 (ISO 374-1:2016), Phần 1: Thuật ngữ và các yêu cầu tính năng đối với rủi ro hóa chất

– TCVN 12326-5:2018 (ISO 374-5:2016), Phần 5: Thuật ngữ và các yêu cầu tính năng đối với rủi ro vi sinh vật

 

GĂNG TAY BẢO VỆ CHỐNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM VÀ VI SINH VẬT- PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ CÁC YÊU CẦU TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI RỦI RO HÓA CHẤT

Protective gloves against dangerous chemicals and micro-organisms – Part 1: Terminology and performance requirements for chemical risks

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu cho găng tay bảo vệ dùng để bảo vệ người sử dụng chống lại các hóa chất nguy hiểm và định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng.

CHÚ THÍCH  Nếu cần có các tính năng bảo vệ khác, ví dụ: bảo vệ chống rủi ro cơ học, rủi ro về nhiệt, tiêu tán tĩnh điện v.v… thì sử dụng kết hợp với tiêu chuẩn tính năng cụ thể phù hợp. Thông tin thêm về tiêu chuẩn găng tay bảo vệ có thể có trong EN 420.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

EN 374-2:2014, Protective gloves against dangerous chemicals and microorganisms – Determination of resistance to penetration (Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật – Phần 2: Xác định độ chống thấm)

EN 374-4:2013, Protective gloves against Chemicals and micro-organisms – Determination of resistance to degradation by chemicals (Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật – Phần 4: Xác định khả năng chống suy giảm do hóa chất)

EN 420:2009, Protective gloves – General requirements and test methods (Găng tay bảo vệ – Yêu cầu chung và phương pháp thử)

EN 16523-1:2015, Determination of material resistance to permeation by chemicals – Part 1: Permeation by liquid chemical under conditions of continuous contact (Xác định độ chống thẩm thấu hóa chất của vật liệu – Phần 1: Sự thẩm thấu hóa chất lỏng dưới các điều kiện tiếp xúc liên tục)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong EN 16523-1 và tên gọi các bộ phận trong EN 134 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.Hóa chất nguy hiểm (dangerous Chemicals)

Hóa chất có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe (gây ung thư, đột biến, độc sinh sản, độc, có hại, gây ăn mòn, gây kích ứng, gây nhạy cảm).

CHÚ THÍCH 1  European Directive 1999/45/EC và 67/548/EEC đã bị hủy bởi qui định 1272/2008 về phân loại, ghi nhãn, bao gói các chất và hỗn hợp.

3.2.Vật liệu làm găng tay bảo vệ (protective glove material)

Vật liệu hoặc sự kết hợp các vật liệu được sử dụng trong găng tay bảo vệ nhằm cách ly bàn tay hoặc bàn tay và cánh tay khỏi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm.

3.3.Găng tay bảo vệ chống rủi ro hóa chất nguy hiểm (protective gloves against dangerous chemical risks)

Găng tay bảo vệ tạo ra một lớp ngăn cách đối với hóa chất nguy hiểm (3.1)

3.4.Sự suy giảm (degradation)

Sự thay đổi có hại đến một hoặc nhiều tính chất của vật liệu làm găng tay bảo vệ (3.2) do tiếp xúc với hóa chất.

CHÚ THÍCH 1  Dấu hiệu về sự suy giảm có thể bao gồm tróc vảy, phồng rộp, phân hủy, hóa giòn, thay đổi màu, thay đổi kích thước, ngoại quan, hóa cứng, hóa mềm, v.v…

3.5.Sự thấm qua (penetration)

Sự di chuyển của hóa chất qua vật liệu, đường may, lỗ hoặc chỗ không hoàn thiện khác trên vật liệu làm găng tay bảo vệ (3.2) ở mức không phân tử.

3.6.Sự thẩm thấu (permeation)

Quá trình một hóa chất đi qua vật liệu làm găng tay bảo vệ (3.2) ở mức phân tử.

CHÚ THÍCH  Sự thẩm thấu bao gồm như sau:

Sự hấp thụ các phân tử hóa học vào mặt tiếp xúc (mặt ngoài) của vật liệu;

Sự khuếch tán các phân tử hóa chất đã hấp thụ vào trong vật liệu;

Sự giải hấp các phân tử từ mặt đối diện (mặt trong) của vật liệu.

3.7.Hóa chất thử (test Chemical)

Hóa chất, hoặc hỗn hợp các hóa chất, có nguy hiểm tiềm ẩn với sức khỏe được sử dụng trong các điều kiện phòng thử nghiệm để xác định thời gian lọt qua.

  

Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ đt/zalo: 0933.643.111 (Ms. Bích Phượng)

Liên hệ

Họ và tên *
Email *
Điện thoại *
Nội dung *

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CHẤT LƯỢNG TÂM ĐỨC

Địa chỉ: 30 đường số 12, KP5, P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0975.884.655

Hotline: 0933.643.111

Email: [email protected]

Website: www.attptamduc.com | www.tamduc.vn | www.congbohopquysanpham.net


Bản đồ



 

CHỨNG NHẬN ISO-HACCP
DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM DOANH NGHIỆP TỰ CÔNG BỐ
Hệ thống văn bản pháp luật
Thủ tục làm giấy chứng nhận FDA