CFS là chữ viết tắt của Certificate of Free Sale. Giấy phép này do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. CFS còn có một số tên gọi khác như CPP, FSC tuỳ theo sản phẩm mà sẽ do Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp và quản lý.
Tại sao cần phải xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS?
CFS rất quan trọng đối với hàng hoá xuất khẩu vì yêu cầu của các nước nhập khẩu hàng Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippin, Indonesia, Iran, Ai Cập, Cu Ba, Ấn Độ… Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, CFS mang lại rất nhiều lợi ích như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu có yêu cầu CFS. Quản lý CFS còn hạn chế được hiện tượng nhập siêu. CFS có một số tác dụng nhất định trong việc kiểm soát tình hình nhập siêu.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS là gì?
Sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp CFS khi thoả mãn các điều kiện sau: Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu; Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.
1. Trình tự xin cấp giấy lưu hành tự do cho sản phẩm, hàng hoá như thế nào?
– Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân
– Bước 2: Làm hồ sơ đề nghị cấp CFS
– Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS
– Bước 4: Cấp giấy chứng nhận CFS
Đăng ký hồ sơ thương nhân như thế nào?
Người đề nghị cấp CFS phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan cấp CFS khi đề nghị cấp CFS lần đầu tiên và chỉ được xem xét cấp CFS khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
2. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được uỷ quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (theo mẫu quy định);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
c) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (theo mẫu quy định)
Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho cơ quan cấp CFS nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp CFS. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần. Trong trường hợp có yêu cầu cấp CFS gửi văn bản cho cơ quan nơi sẽ xin cấp CFS và phải đăng ký hồ sơ thương nhân tại cơ quan cấp CFS mới.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp CFS (theo mẫu quy định) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
– Bản sao chứng thực của bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hoá kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hoá hoặc trên bao bì hàng hoá hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá).
Các giấy tờ khác tuỳ thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. CFS có hiệu lực trong vòng 02 năm kể từ ngày cấp.
Quy trình đăng ký giấy chứng nhận CFS tại Tâm Đức
4. Thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu và cấp CFS sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu của các bộ ngành được quy định như sau:
1. Bộ Y Tế
a) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên, thuốc lá điếu, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
b) Thuốc và mỹ phẩm;
c) Trang thiết bị Y Tế.
2. Bộ Công Thương:
a) Hoá chất, vật liệu nổ Công Nghiệp;
b) Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
c) Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo yêu quy định của pháp luật;
d) Sản phẩm, hàng hoá khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan nêu tại phụ lục này.
3. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thuỷ sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi;
b) Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, phân bón, thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;
c) Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chê biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thuỷ sản, muối;
d) Phụ gia, hoá chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật;
đ) Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thuỷ sản
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: