Hotline:
       0933.643.111

Thông tư số 57/2015/TT-BCT Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ công thương

31/08/2018    2.384    4.6/5 trong 65 lượt 
Thông tư Số: 57/2015/TT-BCT Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ công thương. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Số/ ký hiệu: 57/2015/TT-BCT

Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương

Ngày ban hành: 31/12/2015

Ngày có hiệu lực: 15/04/2016 và thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BCT
File đính kèm: Thông tư số 57/2015/TT-BCT Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ công thương
Phụ lục

BỘ CÔNG THƯƠNG

---------------

Số: 57/2015/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM NHỎ LẺ THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.

2. Đối tượng áp dụng của Thông tư

a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương gồm: Các cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở hoặc cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ); Các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quy định và phân cấp quản lý.

b) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương II

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM NHỎ LẺ

Điều 2. Điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

1. Chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (còn hiệu lực) do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và những người tham gia trực tiếp sản xuất của cơ sở định kỳ ít nhất 01 (một) lần/ năm tại cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên. Hồ sơ khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất của cơ sở phải được lưu trữ đầy đủ tại cơ sở sản xuất. Chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp tại cơ sở phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.

Điều 3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với khu vực sản xuất thực phẩm

1. Khu vực sản xuất thực phẩm phải được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại và có khoảng cách an toàn với các nguồn gây ô nhiễm khác.

2. Các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc và quy trình chế biến một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.

3. Nền nhà khu vực sản xuất phải bằng phẳng, thoát nước tốt, không gây trơn trượt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước, rêu mốc và đọng nước.

Điều 4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và nước sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm

1. Nguyên liệu sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm phải bảo đảm:

a) Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc;

b) Được bảo quản phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn và hướng dẫn bảo quản của nhà cung cấp;

c) Không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm.

2. Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sử dụng cho thực phẩm phải thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế;

3. Cơ sở phải có đủ nước sạch để sản xuất, chế biến thực phẩm phù hợp với QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

Điều 5. Điều kiện đối với chất thải rắn, nước thải trong khu vực sản xuất thực phẩm

1. Cơ sở phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn. Dụng cụ thu gom chất thải rắn phải được làm bằng vật liệu phù hợp và được vệ sinh thường xuyên.

2. Chất thải rắn phải được thu gom, phân loại và chứa đựng trong thùng có nắp đậy kín hoặc khu vực tập kết chất thải theo quy định về bảo vệ môi trường của địa phương.

3. Nước thải của cơ sở phải bảo đảm tuân thủ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và được thu gom vào hệ thống nước thải chung theo quy định về bảo vệ môi trường của địa phương.

Điều 6. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, lưu giữ thực phẩm

Khu vực bảo quản và lưu giữ thực phẩm phải bảo đảm:

1. Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố bảo đảm an toàn thực phẩm khác theo quy định và yêu cầu về bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất.

2. Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại.

3. Sản phẩm thực phẩm không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Điều 7. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

1. Chủ cơ sở phải niêm yết tại cơ sở: Quy định đối với phương tiện, phương thức, điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm trong khu vực sản xuất;

2. Không vận chuyển thực phẩm cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.

Chương III

NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM NHỎ LẺ

Điều 8. Nguyên tắc quản lý

Các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Điều 9. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm

1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

a) Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ quy định tại Điều 10 Thông tư này;

b) Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định tại Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

2. Cơ quan có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh phân cấp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn có trách nhiệm:

a) Phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn;

b) Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ (Mẫu 4 Phụ lục kèm theo thông tư này) tại địa phương theo phân cấp quản lý. Thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

3. Việc xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thực hiện theo quy định hiện hành về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Trường hợp cấp lần đầu

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

c) Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

đ) Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở).

2. Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận để được xem xét cấp lại.

3. Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d, đ Khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

c) Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

1. Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, các đơn vị có liên quan, UBND cấp tỉnh phổ biến và hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

2. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quản lý các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc địa bàn theo quy định tại Thông tư này;

b) Chỉ đạo Sở Tài chính và các Sở/ban ngành liên quan tham mưu, bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai công tác quản lý các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ tại địa phương.

3. Cơ quan có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh phân cấp quản lý an toàn thực phẩm có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện quy định tại Điều 9 của Thông tư này;

b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ theo kế hoạch được UBND các cấp theo phân cấp quản lý phê duyệt;

c) Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách chủ cơ sở và cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;

d) Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về UBND cấp tỉnh định kỳ sáu (06) tháng/lần.

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

1. Chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo quy định của Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan;

2. Chấp hành sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại địa phương theo quy định.

3. Cung cấp thông tin/tài liệu có liên quan khi được cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm yêu cầu.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 04 năm 2016.

2. Bãi bỏ quy định về “cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ” tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

3. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, tổ chức, cá nhân cần kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng CP;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);

- Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cổng Thông tin điện tử: Chính phủ, BCT;

- Công báo;

- Lưu: VT, KHCN

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Cao Quốc Hưng

Kể từ ngày 2 tháng 2 năm 2018 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm chính thức hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!

Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.

Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ đt/zalo: 0933.643.111 (Ms. Bích Phượng)

Liên hệ

Họ và tên *
Email *
Điện thoại *
Nội dung *

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CHẤT LƯỢNG TÂM ĐỨC

Địa chỉ: 30 đường số 12, KP5, P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0975.884.655

Hotline: 0933.643.111

Email: [email protected]

Website: www.attptamduc.com | www.tamduc.vn | www.congbohopquysanpham.net


Bản đồ



 

CHỨNG NHẬN ISO-HACCP
DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM DOANH NGHIỆP TỰ CÔNG BỐ
Hệ thống văn bản pháp luật
Thủ tục làm giấy chứng nhận FDA