Thông tư 17/2016/TT-BYT Quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Số/ ký hiệu: 17/2016/TT-BYT
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Ngày ban hành: 30/06/2016
Ngày có hiệu lực: 15/08/2016
File đính kèm: Thông tư 17/2016/TT-BYT Quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Thông tư 17/2016/TT-BYT quy định trình tự, trách nhiệm thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
1. Trình tự thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
Việc thu hồi đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn được thực hiện theo hai hình thức là thu hồi tự nguyện và thu hồi bắt buộc. Theo đó, trình tự thu hồi được Thông tư số 17/2016 quy định như sau:
- Thu hồi tự nguyện: Chủ sản phẩm có trách nhiệm thông báo cho toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh ngừng việc sản xuất, kinh doanh và tiến hành thu hồi sản phẩm trong vòng 24 giờ kể từ khi xác định sản phẩm phải thu hồi. Sau đó chủ sản phẩm phải gửi Báo cáo thu hồi tới cơ quan có thẩm quyền.
- Thu hồi bắt buộc: Cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn gửi cho chủ sản phẩm và cơ quan có thẩm quyền ngay sau khi xác định sản phẩm thu hồi. Ngay khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm thông báo tới hệ thống sản xuất, kinh doanh ngừng việc sản xuất, kinh doanh và niêm phong sản phẩm bị thu hồi. Thông tư 17/TT-BYT quy định tối đa 03 ngày làm việc từ khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải nộp Kế hoạch thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn.
2. Xử lý sau thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
Thông tư số 17 hướng dẫn sản phẩm sau thu hồi có thể được xử lý bằng các phương thức: Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn; chuyển mục đích sử dụng; tái xuất hoặc tiêu hủy.
Sau khi xử lý sản phẩm bị thu hồi theo phương thức được phê duyệt, chủ sản phẩm có trách nhiệm:
+ Trường hợp lỗi về chất lượng: Sau khi khắc phục được lỗi về chất lượng, chủ sản phẩm nộp đơn đề nghị tiếp tục lưu thông sản phẩm kèm theo kết quả kiểm nghiệm. Thông tư 17/BYT quy định trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày lập Phiếu tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đồng ý hoặc không đồng ý cho lưu thông sản phẩm.
+ Với lỗi ghi nhãn: Sau khi khắc phục lỗi, chủ sản phẩm nộp đơn đề nghị tiếp tục lưu thông sản phẩm kèm theo nhãn sản phẩm mới. Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi lập Phiếu tiếp nhận. Và chủ sản phẩm được lưu thông sản phẩm kể từ thời điểm ghi trên văn bản đồng ý.
+ Trường hợp chuyển mục địch sử dụng hoặc tái xuất: Thông tư số 17 năm 2016 hướng dẫn trong vòng 5 ngày làm việc sau khi chuyển đổi mục đich sử dụng hoặc tái xuất sản phẩm thì chủ sản phẩm phải gửi văn bản thông báo và toàn bộ hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái xuất cho các cơ quan có thẩm quyền. Sau đó các cơ quan này gửi cho chủ sản phẩm Phiếu tiếp nhận.
+ Trường hợp tiêu hủy: Tương tự thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành việc tiêu hủy, chủ sản phẩm gửi thông báo về việc hoàn thành tiêu hủy kèm theo Biên bản tiêu hủy sản phẩm cho cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi mà bị buộc phải dừng kinh doanh vĩnh viễn loại sản phẩm đó thì chủ sản phẩm phải nộp lại giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong vòng 5 ngày làm việc.
Thông tư 17/2016/TT-BYT có hiệu lực ngày 15/8/2016.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: