Bạn đang cần Chứng nhận ISO 22000? Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 là gì? Thời gian xin Chứng nhận ISO 22000 mất bao lâu? Có cần thiết phải xin Chứng nhận ISO 22000 hay không? Hãy đọc bài viết sau để cùng Tâm Đức tìm hiểu nhé.
1. ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm (ATTP) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 đối với một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm đảm bảo đơn vị đó có hệ thống quản lý tốt về ATTP và có khả năng cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho thị trường và người tiêu dùng. Hiện tại phiên bản ISO 22000:2018 là phiên bản ISO mới nhất.
2. Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:
• Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
• Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
• Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
• Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
• Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
• Các hãng vận chuyển thực phẩm
• Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
• Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
• Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
• Trang trại trồng trọt và chăn nuôi…
3. Lợi ích của ISO 22000 đối với doanh nghiệp:
- Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
- Tạo cơ hội hoà nhập với thị trường quốc tế
- Đáp ứng các yêu cầu pháp luật và các bên liên quan
- Đảm bảo an toàn thực phẩm – tạo niềm tin cho người tiêu dùng
- Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
- Giảm chi phí trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh
4. Quy trình triển khai ISO 22000
Stt
|
Các bước triển khai
|
Nội dung
|
1
|
Giai đoạn 1
|
khảo sát, xác định phạm vi áp dụng - Lãnh đạo cần hiểu ý nghĩa của ISO 22000:2005 đối với phát triển tổ chức. - Định hướng các hoạt động. - Xác định các mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.
|
2
|
Giai đoạn 2: triển khai áp dụng dựa trên 7 nguyên tắc và 12 bước thực hiên.
|
- Áp dụng ISO 22000 cần thành lập một nhóm/ đội quản lý an toàn thực phẩm.
- Nhóm này bao gồm Trưởng nhóm và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 22000
- Trưởng nhóm an toàn thực phẩm thay mặt lãnh đạo cơ sở sản xuất chỉ đạo áp dụng hệ thống theo ISO 22000 và chịu trách nhiệm về lĩnh vực này.
|
3
|
Giai đoạn 3: Ðánh giá thực trạng của cơ sở sản xuất thực phẩm so với các yêu cầu của tiêu chuẩn
|
- Cần rà soát các hoạt động, xem xét yêu cầu và mức độ đáp ứng hiện tại của cơ sở sản xuất thực phẩm.
- Đánh giá này làm nền tảng để hoạch định những nguồn lực cần thay đổi hay bổ sung.
- Qua đó, cơ sở sản xuất thực phẩm xây dựng các chương trình, dự án chi tiết nhằm đảm bảo kiểm soát các mối nguy hướng đến an toàn thực phẩm vào mọi thời điểm khi tiêu dùng.
|
4
|
Giai đoạn 4: Huấn luyện, đào tạo với nhiều chương trình thích hợp với từng cấp quản trị cũng như nhân viên
|
- Nội dung đào tạo chính bao gồm ISO 22000, ISO 9000:2015, HACCP, GMP và/hoặc GAP và/hoặc GVP và/hoặc GHP và/hoặc GPP và/hoặc GDP và/hoặc GTP, ISO/TS 22004.
- Chương trình huấn luyện đào tạo có thể thực hiện gắn liền với các hệ thống khác như ISO 9001:2015 và/hoặc ISO 14001:2015 và/hoặc SA 8000:2001 và/hoặc OHSAS 18001:2007, ISO 45001:2018) dưới hình thức tích hợp các hệ thống quản lý trong một cơ sở sản xuất thực phẩm.
|
5
|
Giai đoạn 5: Thiết lập hệ thống tài liệu theo ISO 22000
|
- Hệ thống tài liệu được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của cơ sở sản xuất thực phẩm bao gồm: + Chính sách an toàn thực phẩm. + Các mục tiêu về an toàn thực phẩm. + Các quy trình (thủ tục) theo yêu cầu của 7 tiêu chuẩn, bao gồm cả các Chương trình tiên quyết (PRP), các Chương trình tiên quyết vận hành (oPRP), Kế hoạch HACCP. + Các tài liệu cần thiết để tổ chức thiết lập, triển khai và cập nhật có hiệu lực một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. + Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
|
6
|
Giai đoạn 6: Triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
|
- Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng về hệ thống tài liệu theo ISO22000.
- Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quy trình cụ thể.
- Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các tài liệu đã được phê duyệt.
|
7
|
Giai đoạn 7: Xác nhận giá trị, thẩm tra, cải tiến và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận
|
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tiến hành các hoạt động cần thiết để xác nhận giá trị (Validation), các hoạt động thẩm tra (Verification), kể cả đánh giá nội bộ hệ thống quản lý;
- Phân tích kết quả của các hoạt động kiểm tra xác nhận để xác định sự phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
- Tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến cần thiết.
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Cơ sở sản xuất thực phẩm có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận để đánh giá và cấp chứng chỉ.
- Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sự sẵn sàng của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đồng thời chuẩn bị cho cuộc đánh giá chính thức.
|
8
|
Giai đoạn 8: Đánh giá chứng nhận
|
- Do tổ chức độc lập, khách quan tiến hành nhằm khẳng định tính phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000; - Thẩm tra kết quả khắc phục các vấn đề không phù hợp phát hiện sau đánh giá (nếu có); - Cấp giấy chứng nhận.
|
9
|
Giai đoạn 9: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau khi chứng nhận:
|
- Cơ sở sản xuất thực phẩm cần tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và không ngừng cải tiến hướng đến thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm.
|
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: