Cấp lại CFS? Trường hợp nào được cấp lại CFS? Thủ tục cấp lại CFS ra sao? TÂM ĐỨC chia sẻ cùng quý Doanh Nghiệp thông tin về việc cấp lại CFS như sau:
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (có tên gọi Tiếng Anh là: Certificate of Free Sale - được viết tắt CFS) là thủ tục vô cùng quan trọng của thương nhân khi muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Việc làm thủ tục cấp mới hay cấp lại giấy phép lưu hành tự do CFS cho sản phẩm còn nhiều khó khăn với các doanh nghiệp. Chính vì vậy bài viết sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về thủ tục cấp lại giấy phép lưu hành tự do CFS sản phẩm. Để nắm rõ hơn về thủ tục xin cấp lại giấy phép lưu hành tự do hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 028.665.65 067 để được tư vấn rõ hơn nhé.
CẤP LẠI CFS? TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC CẤP LẠI CFS? THỜI GIAN CẤP LẠI CFS MẤT BAO LÂU?
CFS sẽ được cấp lại trong trường hợp sau:
+ Trong trường hợp CFS bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân xuất khẩu có thể nộp đơn gửi cơ quan cấp CFS đề nghị cấp bản sao chứng thực của CFS gốc.
+ Cơ quan cấp CFS cấp bản sao trên cơ sở hồ sơ được lưu tại cơ quan cấp CFS và bản sao này phải mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” (bản sao chứng thực) trên CFS.
+ Bản sao này mang ngày cấp và thời hạn hiệu lực của bản CFS gốc.
+ Bản sao chứng thực này được cấp trong khoảng thời gian CFS gốc vẫn còn hiệu lực.
Thời gian cấp lại CFS:
+ Không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ thời điểm người đề nghị cấp CFS nộp đơn gửi cơ quan cấp CFS đề nghị cấp bản sao chứng thực của CFS gốc.
ĐỂ TIẾN HÀNH XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP LƯU HÀNH TỰ DO SẢN PHẨM BẠN CẦN CÁC LOẠI GIẤY SAU:
+ Đơn xin cấp cấp bản sao chứng thực của CFS gốc (làm theo mẫu Tâm Đức cung cấp, theo thông tư quy định).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân xuất khẩu (sao y công chứng).
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (cần cấp lại bản photo có xác nhận của cơ sở).
Theo Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm của Thủ tướng Chính phủ, Tùy vào từng loại sản phẩm hàng hóa mà thẩm quyền cấp cũng như gia hạn CFS thuộc các bộ ngành khác nhau.
1. Bộ Y tế:
a) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
b) Thuốc, mỹ phẩm;
c) Trang thiết bị y tế;
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi;
b) Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;
c) Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối;
d) Phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật;
đ) Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thuỷ sản;
Dịch vụ tư vấn giấy phép lưu hành tự do CFS
3. Bộ Giao thông vận tải:
Các loại phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải.
4. Bộ Xây dựng:
Vật liệu xây dựng.
5. Bộ Công Thương:
a) Hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp;
b) Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
c) Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật;
d) Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan nêu tại Phụ lục này;
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động;
b) Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;
7. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Sản phẩm báo chí, xuất bản, bưu chính và chuyển phát;
b) Thiết bị viễn thông;
c) Sản phẩm, bưu chính, viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin;
d) Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Tài nguyên, khoáng sản;
b) Đo đạc bản đồ;
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên;
b) Thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;
10. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
a) Ấn phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật;
b) Trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao;
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.
12. Bộ Quốc phòng:
Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
13. Bộ Công an:
Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
14. Bộ Khoa học và Công nghệ:
Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hoá khác, trừ các sản phẩm đã nêu từ khoản 1 đến khoản 13 và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia.
Khi đến với dịch vụ cấp lại giấy phép lưu hành tự do sản phẩm của TÂM ĐỨC bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
Bạn sẽ được TÂM ĐỨC tư vấn miễn phí về thủ tục cấp cũng như cấp lại giấy phép lưu hành tự do sản phẩmcũng như các vấn đề liên quan.
TÂM ĐỨC sẽ thay mặt bạn soạn thảo hồ sơ một cách đầy đủ và hợp lệ để tiến hành gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo dõi trả lời của cơ quan chức năng và ra giấy phép cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
"Tâm Đức đồng hành cùng an toàn thực phẩm"
Chi tiết vui lòng liên hệ: