Những loại trái cây nào được cấp phép xuất khẩu đi Mỹ? Thủ tục đăng ký FDA để xuất khẩu đi MỸ như thế nào? Thời gian đăng ký FDA mất bao lâu?...
Mỹ là thị trường tiềm năng của trái cây Việt khi có tới hơn 330 triệu khách hàng với thu nhập đầu người cao và xu hướng ẩm thực ngày càng chú trọng thành phần rau, quả. Đến nay, Việt Nam có 6 loại trái cây tươi đã chính thức được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ gồm xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước này có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây với mỗi năm lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này hiện chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) là phải nhập khẩu. Đây sẽ là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu trái cây đi Mỹ thì một trong các thủ tục quan trọng nhất là phải đăng ký FDA.
Đối với trái cây khi đăng ký với cơ quan FDA sẽ xếp vào mục trong nhóm thực phẩm:
“17. FRUIT AND FRUIT PRODUCTS: a. Fresh Cut Produce b. Raw Agricultural Commodities c. Other Fruit and Fruit Products “
Quy định về việc đăng ký FDA với nhóm thực phẩm được hiểu như sau:
- Đăng ký cơ sở thực phẩm FFR (Food Facility Registration) hay còn được gọi tắt là “đăng ký FDA” (FDA registration) là quy định do Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) ban hành. Theo đó, FDA bắt buộc các các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu giữ thực phẩm (cho người và động vật) và thực phẩm bổ sung để tiêu thụ tại Mỹ, trừ một số trường hợp theo quy định tại 21 CFR 1.226, phải đăng ký với FDA để được cấp mã số FFR trước khi nhập khẩu hàng vào Mỹ.
- Đồng thời với việc đăng ký FFR, FDA còn yêu cầu cơ sở đăng ký cam kết cho phép FDA thanh tra cơ sở theo cách thức quy định tại Luật mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm (FD&C Act). Cũng theo quy định của FD&C Act, các cơ sở thực phẩm phải có nghĩa vụ đăng ký gia hạn cơ sở mỗi hai năm vào các năm chẵn.
Nếu không đăng ký hoặc gia hạn thì hậu quả như thế nào?
Nếu cơ sở thực phẩm không thực hiện việc đăng ký và gia hạn đăng ký với FDA theo quy định sẽ bị từ chối nhập khẩu theo quy định tại phần 801(l) Luật mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm (FD&C Act).
Cũng theo luật của Liên Bang, Chính phủ Mỹ có thể truy tố trước Pháp Luật những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm Đạo Luật này.
Trong trường hợp đây là hàng nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ, nếu vi phạm thì tất cả hàng hoá sẽ bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP (Bureau of Customs and Border Protection) và được xử lý theo điều (section) 801(m)(1) và quy định của Liên Bang. Chủ hàng phải chịu toàn bộ phí phát sinh cho việc lưu kho và di dời, thanh lý loại hàng này.
Chứng nhận FDA cho thực phẩm
Khách hàng cần cung cấp khi đăng ký FDA xuất khẩu trái cây
Tài liệu đăng ký FDA bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Địa chỉ nhà máy sản xuất.
- Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Thông tin người làm việc và chịu trách nhiệm chính về FDA.
- Thông tin khác (tùy trường hợp)
Thời gian đăng ký FDA cho trái cây
- Đăng ký tài khoản: 3-5 ngày làm việc
- Thời gian khai báo lô hàng là trong vòng 15 ngày trước khi hàng đến Mỹ.
Ghi chú: Trường hợp đối tượng đăng ký là thực phẩm đóng hộp, đóng lon có chất lỏng, chất sệt phải đăng ký thêm FCE theo quy định.
Ở trên là những thông tin quan trọng về FDA giúp quý khách có thể hiểu rõ hơn về chứng nhận này. Nếu quý khách có nhu cầu gửi hàng đi Mỹ thì FDA là một trong những giấy tờ quan trong nhất. Do đó, nếu cần hỗ trợ gì về việc đăng ký FDA, hãy LIÊN HỆ NGAY đt/zalo 0933.643.111 (Ms.Bích Phượng) để được hỗ trợ MIỄN PHÍ
XEM THÊM: ĐĂNG KÝ FDA XUẤT KHẨU NGŨ CỐC