Các doanh nghiệp muốn tự xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cắt giảm chi phí có thể tham khảo bài viết sau của Tâm Đức để tìm hiểu các bước, các thủ tục cho việc xin cấp giấy chứng nhận này.
Việc xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các cơ sở tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà còn có ý nghĩa đối với sự quản lý nhà nước cũng như đối với người tiêu dùng. Tâm Đức xin chia sẻ các bước để doanh nghiệp có thể tự xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau
Bước 1. Xác định loại hình sản xuất kinh doanh để xác định cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy
Việc xác định cơ quan cấp giấy chứng nhận attp là bước đầu tiên rất quan trọng giúp doanh nghiệp tránh mất thời gian và chi phí khi xác định không đúng. Tùy loại mặt hàng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ tương ứng với các cơ quan cấp giấy chứng nhận khác nhau.
Sau đây là danh sách các cơ quan sau chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận ATTP:
- Các cơ quan thuộc lĩnh vực Bộ Y Tế như:
+ Cục an toàn thực phẩm
+ hoặc Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (Đối với Hồ Chí Minh),
+ hoặc Chi Cục an toàn thực phẩm (đối với các tỉnh khác),
+ hoặc Ủy ban nhân dân Quận/Huyện trực thuộc thành phố
(phụ lục II danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
- Các cơ quan thuộc lĩnh vực Nông nghiệp như:
+ Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn,
+ hoặc Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (Đối với Hồ Chí Minh),
+ hoặc Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (đối với các tỉnh khác),
+ hoặc các Chi cục trực thuộc Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tỉnh, thành phố
(phụ lục III danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
- Các cơ quan thuộc lĩnh vực Công Thương như:
+ Bộ Công Thương,
+ hoặc Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (Đối với Hồ Chí Minh)
+ hoặc Sở Công Thương (đối với các tỉnh khác)
(phụ lục IV danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
Nhà hàng
Bước 2. Xác định các điều kiện cấp giấy chứng nhận ATTP
1. Đáp ứng được điều kiện về Thủ tục hành chính như:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành, nghề kinh phù hợp
- Hồ sơ khám sức khỏe
- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm (tùy từng lĩnh vực)
- Hóa đơn chứng từ truy xuất nguồn gốc
- Các tài liệu về quá trình sản xuất kinh doanh…
2. Đáp ứng được các điều kiện về an toàn thực phẩm như:
- Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất
+ Diện tích mặt bằng, địa điểm sản xuất kinh doanh có thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác
+ Trang thiết bị, dụng cụ có đầy đủ, có phù hợp? Bố trí quy trình có theo nguyên tắc 1 chiều…
+ Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
+ Nước phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đạt quy chuẩn kỹ thuật
Bước 3. Tiến hành nộp hồ sơ và tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở
Sau khi hoàn thành các điều kiện để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện attp, doanh nghiệp làm đơn xin cấp giấy và nộp kèm theo bản thuyết minh cơ sở vật chất và các giấy tờ pháp lý về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy.
Trong vòng 7-10 ngày (có nhiều trường hợp nhanh hơn) cơ quan cấp giấy sẽ cử đoàn thẩm định xuống cơ sở để thẩm định trực tiếp tại cơ sở.
Nếu thẩm định đạt khoảng 10 ngày sau Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy. Trường hợp thẩm định không đạt, Doanh nghiệp phải khắc phục những tồn tại và nộp đơn xin cấp giấy lại từ đầu.
Trên đây là các bước để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có thể tự xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện attp.
Quán rượu
Rủi ro khi Doanh nghiệp, cơ sở tự xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện attp
Việc doanh nghiệp tự xin giấy chứng nhận giúp doanh nghiệp giảm chi phí tư vấn, tuy nhiên việc này cũng tiềm ẩn 1 số rủi ro cho Doanh nghiệp như sau:
- Việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý đối với doanh nghiệp, cơ sở lần đầu xin thủ tục còn bỡ ngỡ sẽ mất nhiều thời gian (thứ mà bạn không thể mua được). Việc kéo dài thời gian này có thể đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp
- Việc bố trí, sử dụng dụng cụ, trang thiết bị trong sản xuất kinh doanh không phù hợp không chỉ gây cho doanh nghiệp thêm chi phí mua sắm, sửa chữa mà còn mất thêm thời gian của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp thẩm định lần đầu không đạt sẽ không chỉ mất thêm chi phí cho việc nộp lại hồ sơ mà còn mất thêm nhiều thời gian để thẩm định lại.
- Những rủi ro trong việc hậu kiểm. Việc xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện attp chỉ là điều kiện ban đầu. Trong suất quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ có những đoàn thanh tra kiểm tra đến kiểm tra việc duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, nếu doanh nghiệp không duy trì, hoặc không hiểu rõ những điều kiện nào cần duy trì có thể khiến Doanh nghiệp bị phạt. Ngoài ra Doanh nghiệp còn có thể bị thu hồi giấy chứng nhận attp, thu hồi thực phẩm…
XEM THÊM VỀ NHỮNG RỦI RO KHI DOANH NGHIỆP TỰ XIN GIẤY CHỨNG NHẬN ATTP
Để giảm thiểu những rủi ro nêu trên, Doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín, chuyên nghiệp và công ty Tâm Đức bằng cái TÂM của mình xin cam kết sẽ giúp Doanh nghiệp loại bỏ các rủi ro trên. Hãy để chúng tôi làm việc mà chúng tôi giỏi nhất.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: